Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Top những bài thuốc Quế chi thang mà ai cũng nên biết

11/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:

0/5 trong 0 Đánh giá

|
351 Lượt xem

Quế chi hay còn được gọi là Liễu quê là những cành quế con được thu hái và phơi khô dùng để làm vị thuốc với tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl. Ngoài là một gia vị rất gần gũi với mọi nhà, Quế chi còn là dược liệu được dùng phổ biến để điều trị chứng cảm lạnh, làm ấm cơ thể. Sau đây cùng tìm hiểu chi tiết về Quế chi thang là gì? tác dụng cùng một số bài thuốc từ Quế chi trong bài viết này nhé!

1. Quế chi thang

Tên khác: Liễu quế.

Tên khoa học: Cinnamomum cassia Presl.

Tên dược liệu: Ramulus cinnamomi.

Dược liệu Quế chi thang

Dược liệu Quế chi thang

2. Đặc điểm của Quế chi Thang

Quế chi là tên vị thuốc được lấy từ cành con của cây quế, còn quế chi tiêm được lấy ở ngọn cành. Dược liệu này có hình trụ tròn, dài khoảng 30 – 75cm, đường kính khoảng 0,3 – 1cm, phân thành nhiều nhánh.

Bề mặt dược liệu có màu nâu hoặc nâu đỏ, có đường sọc và nếp nhăn nhỏ. Vẫn còn sẹo cành, sẹo lá và sẹo mầm hình mụn cục, bì khổng nhỏ. Chất cứng nhưng rất giòn, dễ bẻ gãy. Thái phiến dày khoảng 2 – 4mm, mặt cắt phần vỏ có màu nâu, phần gỗ có màu từ trắng vàng đến nâu vàng nhạt, còn phần tủy có hình vuông.

Cần phân biệt rõ ràng quế chi với nhục quế và bột quế để trong quá trình sử dụng đúng với công năng cũng như mục đích. Nhục quế chính là phần vỏ khô của thân cây quế hoặc cành to. Còn bột quế là các phần tinh hầm nhất của quế đem đi ép và nghiền thành dạng bột mịn.

Ở nước ta, cây quế hay mọc ở rất nhiều địa phương. Điển hình nhất là các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như: Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Ngoài ra, ở một số tỉnh khác như Khánh Hòa, Quảng Nam chúng ta cũng tìm thấy dược liệu này.

Quế chi thường được mọc ở đâu

Quế chi thường được mọc ở đâu

3. Bộ phận được dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Cành non của cây quế được dùng làm thuốc với tên gọi quế chi thang.

Thu hái và sơ chế: Cành con của cây quế thường được thu hoạch vào mùa xuân. Sau khi hái về đem cắt thành lát mỏng hay miếng và phơi khô ngoài nắng nhẹ hoặc trong bóng râm.

Bảo quản: Quế chi cần được cho vào túi nilon kín gói kỹ, để nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc và mối mọt.

4. Thành phần hóa học của Quế chi thang

Phân tích ghi nhận, dược liệu quế chi chứa một số thành phần gồm: flavonoid, tannin, phenyl glycosid, coumarin, aldehyd cinnamic, bazyl acetate, benzaldehyde, diterpenoid, cinnamylacetat, aldehyd cinnamic.

5. Tác dụng của Quế chi thang

Quế chi thang có tác dụng gì trong y học

Quế chi thang có tác dụng gì trong y học

Theo tài liệu y học cổ ghi nhận quế chi có vị ngọt, đắng, có mùi thơm và tính ấm. Được quy vào 03 kinh Tâm, Phế và Bàng quang.

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Hoạt huyết, tăng tiết mồ hôi, trừ hàn, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng ngoại sinh.
  • Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, đau bụng lạnh, đau khớp, phù thũng, cổ họng có đờm, huyết hàn bế kinh, đánh trống ngực.

Theo y học hiện đại:

  • Các thành phần trong quế chi thang giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết, hỗ trợ hô hấp, kích thích tiêu hóa.
  • Tăng cường nhu động ruột, kích thích co bóp tử cung và co mạch.
  • Ức chế vi nấm.
  • Tiêu diệt các gốc tự do và chống xơ vữa động mạch, đồng thời hạn chế hình thành khối u.

6. Hướng dẫn cách dùng Quế chi thang

Quế chi được dùng ở nhiều dạng khác nhau, thường là kết hợp cùng với các vị thuốc khác để sắc nước uống. Liều dùng thường được khuyến cáo là từ 3 đến 10g mỗi ngày.

7. Bài thuốc và món ăn từ Quế chi thang

Bài thuốc và món ăn từ Quế chi thang

Bài thuốc và món ăn từ Quế chi thang

Phân tích bài thuốc quế chi thang được sử dụng trong một số trường hợp dưới đây:

7.1. Ma hoàng Quế chi thang  trị vùng tim đau (do nguyên nhân bên ngoài), sợ lạnh, phát sốt.

Chuẩn bị: Bán hạ 20g, can khương 30g, chích thảo 30g, hậu phác 20g, ma hoàng 30g, quế chi 30g, tế tân 30g, thược dược 30g. 

Thực hiện: Sắc uống.

7.2. Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn thuộc biểu hư, ra mồ hôi, mạch phù hoàn

Chuẩn bị: 12g quế chi, 12g sinh khương, 12g thược dược, 4g cam thảo cùng 03 quả đại táo.

Thực hiện: Bỏ các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước, bỏ bã. Uống ngày 1 thang.

7.3. Bài thuốc chữa ứ huyết, kinh bị đau bụng, thai lưu ở phụ nữ

Chuẩn bị: 8g quế chi, 8g phục linh, 8g thược dược, 8g đào nhân, 8g đơn bì.

Thực hiện: Các vị thuốc này sắc uống ngày một thang hoặc có thể tán bột để làm hoàn.

7.4. Bài thuốc chữa có khối u trong bụng hoặc u xơ tử cung

Chuẩn bị: 16g quế chi, 16g đào nhân, 16g hải tảo, 16g xích thược, 16g miết giáp, 16g mẫu lệ, 10g hồng hoa, 8g nhũ hương, 8g nga truật, 8g sơn lăng, 8g một dược.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên nghiền chung với nhau thành bột mịn. Sau đó luyện cùng với mật để làm viên hoàn. Mỗi lần uống 12g cùng nước sôi ấm, mỗi ngày dùng 2 - 3 lần.

7.5. Bài thuốc chữa các chứng mắt mờ, ho hen có đờm, tim đập nhanh

Chuẩn bị: 12g phục linh, 8g quế chi, 8g cam thảo cùng 8g bạch truật.

Thực hiện: Các vị thuốc cho hết vào ấm sắc lấy nước uống, lọc bỏ bã. Chia thành nhiều lần uống, ngày dùng một thang.

Sắc thuốc lấy nước uống

Sắc thuốc lấy nước uống

7.6. Bài thuốc chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, báng

Chuẩn bị: 4g quế chi, 12g phục linh, 12g trư linh, 16g trạch tả, 12g bạch truật.

Thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn cùng với nhau rồi nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 12g uống cùng với nước sôi ấm, dùng 2 - 3 lần/ngày.

7.7. Bài thuốc tán hàn giải cảm

Chuẩn bị: 12g quế chi, 12g bạch thược, 6g chích thảo, 12g sinh khương cùng 4 quả đại táo.

Thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm, đổ thêm một thăng nước. Sắc trong vòng 30 phút, bỏ bã, uống ngày một thang.

7.8. Bài thuốc chữa chứng phong thấp, sưng đau khớp nhưng không sốt

Chuẩn bị: 12g quế chi, 12g phụ tử, 12g sinh khương, 8g cam thảo cùng 3 quả đại táo.

Thực hiện: Đem tất cả vị thuốc trên sắc lấy nước, bỏ bã, uống lúc còn nóng ngày một thang.

7.9. Bài thuốc trị giải tán hàn tà, đậu chẩn

Chuẩn bị: 4g quế chi, 4g cam thảo, 4g phòng phong, 4g thăng ma, 4g cát căn, 4g đạm đậu xị, 4g xích thược cùng 03 lát sinh khương.

Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc cho hết vào ấm, thêm nước vừa đủ, sắc uống ngày một thang.

7.10. Bài thuốc giải độc, làm cho sởi mọc hoàn toàn

Chuẩn bị: 4g quế chi, 4g thược dược, 8g cát căn, 5g ma hoàng, 5g sinh khương, 5g đại táo, 4g cam thảo.

Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm sắc lấy nước lọc bỏ bã, chia đều thành 03 lần uống, ngày một thang.

7.11. Bài thuốc chữa chứng đái không kìm được

Chuẩn bị: 10g quế chi, 15g phục linh, 15g đảng sâm,  20g bổ cốt chỉ, 20g thỏ ti tử, 10g ích trí nhân, 15g cửu tử, 15g bạch truật, 15g phụ tử, 20g ba kích, 20g thục địa, 8g sa nhân.

Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc cho hết vào ấm, thêm một thăng nước, sắc lấy 300ml lọc bỏ bã, chia đều thành 03 lần uống, dùng ngày một thang.

7.12. Bài thuốc chữa đau mỏi người khi thời tiết thay đổi

Chuẩn bị: 10g quế chi, 20g thổ phục linh, 10g thiên niên kiện, 16g ngải diệp, 16g trinh nữ, 16g kinh giới, 12g ngũ gia bì, 12g cẩu tích.

Thực hiện: Cho các vị thuốc trên cho hết vào ấm, sắc nhỏ lửa với một thăng nước. Thu lấy 400ml, chia thành 2 - 3 lần uống, ngày dùng một thang và một liệu trình kéo dài 10 ngày.

7.13. Bài thuốc phòng trị cơ thể nhiễm phong hàn, cảm lạnh

Bài thuốc 1: Chuẩn bị 8g quế chi, 15g nhân sâm, 16g bạch truật, 16g hoàng kỳ (sao mật), 16g đương quy, 16g ngũ gia bì, 6g phụ tử chế, 10g thiên niên kiện, 15g chích thảo, 8g sinh khương, 16g ngũ vị, 07 quả đại táo. Tất cả vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước đặc lọc bỏ bã, chia làm 03 lần uống khi còn ấm và ngày dùng một thang.

Bài thuốc 2: Cần 10g quế chi, 15g cam thảo, 12g trần bì, 10g thiên niên kiện, 6g sinh khương, 20g phòng sâm, 16g hoàng kỳ, 16g bạch truật. Các vị thuốc này đem sắc lấy nước lọc bỏ bã, chia làm 03 lần uống khi còn ấm và mỗi ngày dùng một thang.

7.14. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt

Chuẩn bị: 10g quế chi, 10g bạch thược, 10g ngưu tất, 8g xuyên khung, 12g ba kích, 10g thục địa, 10g ngải diệp, 30g hoàng kỳ, 15g kỷ tử, 15g đương quy, 6g tiểu hồi hương, 6g gừng nướng.

Thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào ấm, thêm một thăng nước. Sắc lấy 600ml nước lọc bỏ bã chia làm 03 lần uống và ngày dùng một thang. Hàng tháng, dùng liên tục từ 10 - 15 ngày sau khi đã sạch kinh.

7.15. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa thể phong thấp

Bài thuốc 1: Cần 10g quế chi, 12g chích cam thảo, 12g cẩu tích, 12g bạch thược, 20g ngải diệp, 20g nam tục đoạn, 12g thục địa, 12g đương quy,16g rễ bưởi bung, 10g thiên niên kiện, 10g phòng phong, 10g xuyên khung, 10g rễ lá lốt, 20g trinh nữ, 16g kinh giới, 16g rễ cúc tần. Các vị thuốc cho vào ấm sắc 03 lần, bỏ bã rồi chia đều thành 03 lần uống, ngày dùng một thang.

Bài thuốc 2: Cần có 6g quế chi, 6g tang chi, 6g phòng kỷ, 10g liên kiều, 10g hoàng bá, 10g đơn bì, 10g nhẫn đông đằng, 15g tri mãi, 20g thạch cao, 15g xích thược, 15g uy linh tiên. Cho các vị thuốc này đem sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã rồi chia đều làm 02 lần uống, ngày dùng một thang.

7.16. Món tôm càng xanh nấu cùng sài hồ quế chi thang

Chuẩn bị: 10g quế chi, 10g sài hồ, 150g tôm càng xanh cùng các gia vị vừa đủ.

Thực hiện: Tôm đem rửa sạch rồi cắt bỏ phần đầu đuôi. Sài hồ và quế chi cho vào túi vải buộc kín rồi thả vào nồi đun cùng tôm trong khoảng 30 phút. Vớt tôm ra đem xào cùng hành, tỏi, gừng và xì dầu. Tiếp theo cho nước hòa bột đao vào chảo tôm rồi nấu sôi. Ăn cách nhật trong vòng một tháng.

Tác dụng: Ôn kinh tán hàn, điều hòa tuần hoàn máu, bảo vệ can, thông dương hoạt lạc. Dùng cho phái nam bị đau buốt dương vật khi giao hợp, chân tay lạnh.

8. Lưu ý khi sử dụng quế chi

Vị thuốc quế chi thang mặc dù có tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng tuyệt đối không nên dùng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng, xuất huyết hay có tổn thương ở yết hầu.

Quế chi thang tuy là vị thuốc có nhiều tác dụng song chúng ta cũng nên cẩn thận trọng khi dùng. Bởi nếu dùng không đúng cách sẽ có thể gặp tác dụng phụ. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nó vào bất kỳ mục đích gì, kể cả là chữa bệnh. 



Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo