07/05/2025
Nguồn: Cẩm nang làm đẹp
Người đăng: Thu Hà
Mãn kinh ba năm, uống nước chanh xong thì kinh nguyệt quay trở lại; Con bị lẹo mắt, bố nhỏ nước chanh ba ngày khỏi. Uống chanh liều cao trẻ hóa làn da, hết mụn, thải độc, chữa bách bệnh. Đó là những gì đang được hàng trăm, hàng nghìn người dùng mạng xã hội chia sẻ trong một hội nhóm đang rất xôn xao dạo gần dây - Chanh Liều Cao!
Vậy sự thật là gì? Có thật đây là "thần dược" chữa bách bệnh hay chỉ là những lan truyền sai sự thực, tư tưởng? Cùng NewwayMart tìm hiểu chi tiết trong bài dưới đây!
Những ngày qua, cộng đồng mạng đang chia làm hai phe. Một phe thì hăm hở vắt chanh, tăng liều, uống mỗi ngày, nhỏ vào mắt, nhỏ vào mũi... với niềm tin mãnh liệt rằng nước cốt chanh nguyên chất – hay còn gọi là “chanh liều cao” – có thể chữa đủ thứ bệnh, từ mụn nhọt đến mãn kinh, thậm chí là thải độc, trẻ hóa da, chữa cả trăm bệnh như lời người ta truyền tai nhau.
Xu hướng “Chanh liều cao”
Nghe thì rất cuốn. Vì không ai lại không muốn mình khỏe mạnh, da đẹp, trẻ lâu mà chỉ cần… uống chanh.
Phe còn lại – có phần im ắng hơn nhưng cũng không kém phần quyết liệt – là các bác sĩ, những người có chuyên môn và cả người thân của những người đang thực hành theo trào lưu này. Họ khuyên can, phân tích, chỉ ra rủi ro, rồi lo lắng, rồi đôi khi là bất lực.
Câu hỏi là, từ đâu mà “chanh liều cao” lại trở thành một phong trào?
Thật ra, trào lưu này xuất phát từ một số hội nhóm tên là “Chanh Liều Cao” chia sẻ về việc uống chanh hằng ngày, nơi mọi người kể lại trải nghiệm cá nhân sau khi thử uống chanh đậm đặc mỗi ngày, rồi thấy “người nhẹ hơn”, “bụng sạch hơn”, “da sáng hơn”.
Kể vậy, nghe hấp dẫn quá. Bài viết có khi chỉ vài dòng, thêm vài cái ảnh “trước – sau”, là đủ khiến hàng nghìn người like, share, lưu lại làm theo.
Và thế là, từ một vài người thử nghiệm, “chanh liều cao” bỗng trở thành một phong cách sống. Uống chanh mỗi sáng, uống đến rát ruột, nhỏ vào mắt đến cay xè, nhưng vẫn kiên trì, vì niềm tin mãnh liệt vào công dụng “thần kỳ” mà không ai chứng minh, không tài liệu khoa học nào xác nhận.
Thật tiếc, cơ thể người không hoạt động theo cảm xúc lan truyền trên mạng. Không phải cứ nhiều người làm là sẽ đúng. Và không phải ai cũng đủ may mắn để cơ thể kịp "tha thứ" cho những sai lầm do thiếu hiểu biết gây ra.
Lẹo mắt (mụn lẹo) là một dạng viêm tuyến bã ở mí mắt, thường do vi khuẩn gây ra. Nó có thể tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần mà không cần điều trị, tương tự như mụn nhọt nhỏ trên da.
Nhỏ chanh chữa bệnh hay....thêm bệnh?
Khi người ta nhỏ chanh – một chất có tính acid mạnh – vào mắt:
Đây là một dạng ngụy biện hậu quả (post hoc fallacy): Sau khi làm A thì B xảy ra, nên A là nguyên nhân của B. Thực tế thì:
⇒ Lẹo mắt hết không phải nhờ chanh, mà nhờ hệ miễn dịch cơ thể xử lý ổ viêm.
Nghe xong có chị em nào bị mãn kinh sớm, có dấu hiệu hoặc bị chẩn đoán mãn kinh mà ham hố thử để “Nhỡ đâu mà” không ạ?
Nghe có vẻ kỳ diệu và gây tò mò, thậm chí là... khiến nhiều người hy vọng. Nhưng nếu nhìn dưới lăng kính y học, câu chuyện này cần được soi kỹ.
Thứ nhất, nếu một người phụ nữ đã mãn kinh thực sự – tức là không còn hành kinh trong ít nhất 12 tháng liên tiếp, không do các nguyên nhân bệnh lý, và được bác sĩ chẩn đoán là mãn kinh – thì hiện tượng ra máu sau đó không được gọi là “có kinh trở lại”, mà cần phải xem đó là một dấu hiệu bất thường.
Trong y học, đây được gọi là xuất huyết sau mãn kinh, và có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng như u xơ tử cung, polyp nội mạc, rối loạn nội tiết, thậm chí là ung thư nội mạc tử cung.
Thứ hai, nước chanh không chứa nội tiết tố nữ như estrogen hay progesterone – hai hormone đóng vai trò chính trong chu kỳ kinh nguyệt. Uống nước chanh, dù nhiều đến mấy, cũng không thể kích thích buồng trứng hoạt động trở lại sau khi đã mãn kinh thật sự. Nếu có tác động nào đó đến cơ thể, thì chỉ dừng ở mức hỗ trợ tiêu hóa nhẹ, nhờ lượng axit citric và vitamin C – nhưng tuyệt đối không có khả năng “kéo kinh trở lại”.
⇒ Không có hormone → không có nội mạc tử cung → không thể có kinh lại.
Uống nước chanh xong thì có kinh trở lại sau khi đã sạch kinh 3 năm
Nói cách khác, nếu một người uống nước chanh xong bỗng thấy ra máu lại sau 3 năm mãn kinh, việc cần làm ngay không phải là ăn mừng vì “chanh đã chữa lành buồng trứng”, mà là đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra.
Tóm lại, hiện tượng "có kinh lại" sau mãn kinh, nếu có, không nên xem là tín hiệu tích cực. Và nước chanh – dù là "liều cao" hay "liều thấp" – cũng không phải là phương thuốc làm sống lại nội tiết tố. Đó là điều giới chuyên môn đã nhiều lần cảnh báo.
Chỉ với một quả chanh mỗi sáng, da đẹp lên, mụn biến mất, nội tạng được “làm sạch”, cơ thể trẻ hóa, độc tố bay hơi, bệnh tật khỏi gần hết? Nghe có vẻ như… một giấc mơ được vắt ra từ quả chanh.
Không thể phủ nhận, chanh là loại quả tốt. Nó chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp hấp thu sắt tốt hơn và góp phần vào quá trình tổng hợp collagen – một chất có liên quan đến độ đàn hồi của da. Thế nên, nếu bạn uống một ly nước ấm pha chút chanh mỗi sáng, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và chống nắng đầy đủ, thì đúng là bạn sẽ thấy da mình “có cửa” tươi tắn hơn.
Nhưng đó là khi chanh chỉ là một phần hỗ trợ nhỏ trong cả một lối sống khỏe mạnh. Không phải là “liều cao”, không phải là thần dược.
Bởi vì nếu bạn uống nước cốt chanh nguyên chất mỗi ngày, nhiều đến mức bỏ luôn bữa sáng, bỏ luôn rau xanh, bỏ luôn giấc ngủ ngon để tin rằng chanh sẽ lo hết cho mình, thì có lẽ bạn đang trao cả sức khỏe vào tay… axit.
Uống quá nhiều nước chanh đậm đặc có thể gây hại cho dạ dày, làm mòn men răng, kích ứng thực quản, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là gây mất cân bằng điện giải nếu lạm dụng kéo dài. Và đặc biệt, chanh không thể chữa mụn tận gốc, bởi mụn là vấn đề phức tạp liên quan đến hormone, tuyến bã nhờn, vi khuẩn P. acnes… và cần một liệu trình điều trị đúng cách, chứ không phải một ly nước chua mỗi ngày.
“Thải độc” thậm chí còn là một khái niệm mơ hồ. Cơ thể chúng ta có gan, thận, hệ bài tiết hoạt động liên tục. Chanh không có tác dụng "gột sạch độc tố" như quảng bá.
Còn về chuyện “trẻ hóa” hay “chữa bách bệnh”? Nếu có một thực phẩm nào trên đời làm được điều đó, thì có lẽ... thế giới đã không cần ngành y học phát triển đến vậy.
Tóm lại, chanh là bạn tốt – nếu bạn dùng đúng cách. Nhưng nếu tin rằng "chanh liều cao" là phép màu, thì bạn có thể đang tự biến mình thành người thử nghiệm cho một lời đồn chưa được kiểm chứng.
Người có bệnh thật bỏ điều trị y tế, chạy theo chanh như một “liều thuốc thần kỳ”.
Hệ quả của xu hướng “chanh liều cao”
Người không bệnh uống quá liều, gây:
Nguy hiểm hơn cả là sự lan truyền rộng rãi này thậm chí có người còn vận động cả gia đình, vợ chồng, con cái cùng uống nước cốt chanh vào buổi sáng.
Và cuối cùng, chúng mình muốn nói là Hãy là người tiêu dùng thông minh trong thời đại bùng nổ thông tin
Trước làn sóng các trào lưu sức khỏe lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội, chúng ta càng cần phải tỉnh táo và có trách nhiệm với chính cơ thể mình.
Một biện pháp mà chúng ta luôn nên nằm lòng trước các chia sẻ trên mạng là hãy luôn đặt câu hỏi: “Thông tin này có nguồn gốc từ đâu? Có bằng chứng khoa học nào kiểm chứng hay không?”
Chúng ta không phải chuột bạch, vậy nên đừng biến cơ thể mình thành nơi thử nghiệm cho những phương pháp chưa được khoa học công nhận.
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên (Trích dẫn Báo điện tử Sức khỏe đời sống) – Phụ trách Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, người dân tuyệt đối không nên tin vào những lời đồn đoán về công dụng “thần kỳ” của bất kỳ loại thực phẩm nào nếu chưa có nghiên cứu y học kiểm chứng. Với các vấn đề liên quan đến sức khỏe, hoặc khi muốn thay đổi chế độ ăn uống, việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là lựa chọn đúng đắn và an toàn.