13/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng: Phương Thảo
Lo ngại về tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược khiến rất nhiều người bệnh tìm đến các dược liệu tự nhiên để chữa các bệnh lý xương khớp. Một trong số đó không thể không kể đến cây hy thiêm thảo. Vậy cây hy thiêm là cây gì? cây hy thiêm chữa bệnh gì? Hãy cùng góc sức khoẻ Newway Mart theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Hình ảnh cây hy thiêm thảo (Minh họa)
Dược liệu hy thiêm dùng làm thuốc là phần trên mặt đất đã phơi khô hoặc sấy khô của cây hy thiêm. Hy thiêm dược liệu còn có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis, thuộc họ Cúc - Asteraceae. Cây hy thiêm được sử dụng lần đầu tiên tại nước Sở (một nước ở miền nam Trung Quốc xưa). Từ “Hy” trong cây hy thiêm thảo có nghĩa là lợn, còn ‘’Thiêm’’ nghĩa là một loại cỏ đắng cay và có độc. Do đó, tên gọi ‘’hy thiêm’’ được ra đời là vì loại cây này vừa có vị đắng cay vừa có mùi như lợn.
Ngoài ra, hy thiêm dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "cứt lợn", tuy nhiên cái tên "cứt lợn" dễ gây nhầm lẫn với một loại cây khác hoàn toàn thuộc họ Cúc, do đó cần phải chú ý trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, cây thuốc hy thiêm còn có tên gọi dân gian là cỏ đĩ vì hoa của nó có chất gây dính, khi đi qua sẽ dính lên người.
Một số đặc điểm nhận biết của cây hy thiêm:
Vào thời gian khoảng tháng 4 - 5 hàng năm hoặc tùy theo kinh nghiệm ở từng địa phương, người dân sẽ thu hái cây hy thiêm thảo lúc chưa có hoa, đem về phơi trong bóng râm hoặc ngoài nắng cho khô, sau đó bó thành từng bó nhỏ.
Cách bào chế dược liệu hy thiêm cũng rất đơn giản bằng cách phơi hoặc sấy đến khi khô ở nhiệt độ từ 50 - 60 độ C. Mỗi khi cần sử dụng thì lấy ra rửa sạch, sau đó ủ mềm rồi cắt thành những đoạn nhỏ.
Về thành phần hóa học, các tài liệu gần đây chỉ ra vị thuốc hy thiêm thảo chủ yếu chứa các thành phần như darutigenol, darutoside, alkaloid.
Cây hy thiêm chữa bệnh gì?
Nhiều tài liệu cổ phương đã nhắc đến tác dụng của cây hy thiêm thảo, cụ thể như sau:
Vì thế, từ thời cha ông ta cây hy thiêm đã được ứng dụng vào trong nhiều bài thuốc nam chữa bệnh.
Theo như nghiên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, cây hy thiêm thảo có hàm lượng lớn chất darutin (một dẫn chất của axit salicylic) và các chất đắng orientin, daturosid... Các chất hóa học này đều có tác dụng tốt trong vấn đề kháng viêm, giãn cơ và hạ huyết áp.
Trong thực nghiệm, chiết xuất cồn thô của cây hy thiêm thảo cho thấy khả năng chống lại sự tăng axit uric máu. Thành phần hóa học mang lại tác dụng này được cho là những hợp chất phenolic, đồng thời phát hiện cho thấy tác dụng của cây hy thiêm thảo trong điều trị bệnh gút. Một nghiên cứu khác còn chứng minh chiết xuất cồn của cây hy thiêm thảo mang lại khả năng ngăn ngừa viêm, kể cả viêm cấp và viêm mạn tính.
Chiết xuất cồn của cây hy thiêm còn thể hiện hoạt động chống tăng sinh mạnh mẽ. Điều này mang lại hy vọng về một chất bổ sung lý tưởng trong việc điều trị ung thư nội mạc tử cung.
Hàm lượng cao chất kirenol trong rễ cây hy thiêm thảo có hiệu quả trên các vi khuẩn gram dương, các Staphylococcus aureus, Staphylococcus cholermidis và Acinetobacter baumannii.
Từ các bằng chứng trên, cây hy thiêm thảo đã được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh gút, viêm khớp, đau nhức vai gáy, thoái hóa khớp gối...
Bệnh cạnh hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp, tác dụng của cây hy thiêm thảo còn bao gồm: Hỗ trợ chữa trị chứng mất tiếng do cảm gió, chữa mụn nhọt do nóng, chữa cảm, giảm đau đầu, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
Cây hy thiêm thảo chữa đau nhức xương, tê mỏi
Phần lớn được bán tại các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền đều có bán loại dược liệu này. Người bệnh nên tìm mua vị thuốc hy thiêm thảo ở những địa chỉ uy tín, đã được cấp phép hoạt động và có giấy kiểm nghiệm chất lượng thuốc đạt chuẩn.
Giá bán hy thiêm dược liệu dao động từ 80.000 – 130.000 VNĐ/kg dược liệu khô. Giá bán có thể chênh lệch một chút ở các địa chỉ và thời điểm khác nhau.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây hy thiêm thảo
Tùy cơ địa và tình trạng của mỗi người bệnh mà kết hợp cây hy thiêm thảo với các vị thảo dược khác nhau nhằm mục đích tăng hiệu quả chữa bệnh. Các bài thuốc hy thiêm thảo chữa bệnh bao gồm:
Hy thiêm đem rửa sạch, phơi khô, tưới rượu và mật vào, sau đó đồ lên rồi phơi; tẩm đồ và phơi tất cả 09 lần sau đó sấy khô, tán nhỏ, viên với mật tạo thành mỗi viên có khối lượng 9g; mỗi lần uống 01 viên, ngày uống 2 - 3 lần.
Hy thiêm 50g, rễ cỏ xước 20g, thổ phục linh 20g, lá lốt 10g; đem các dược liệu phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, làm thành viên, ngày uống 03 lần, mỗi lần 10 – 15g. Hoặc có thể ngâm rượu uống.
Hy thiêm 16g, thổ phục linh 12g, ngưu tất 16g, ké đầu ngựa 12g, cành dâu 12g, tỳ giải 12g, cà gai leo 12g, lá lốt 10g. Sắc lên uống ngày một thang thuốc.
Viên hy đan có thành phần mỗi viên gồm cao khô hy thiêm 0,03g, cao ngũ gia bì 0,035g, bột mịn ngũ gia bì 0,005g, bột mịn mã tiền chế 0,013g. Liều lượng an toàn tối đa là 20 viên/lần uống và 80 viên mỗi ngày.
Hái lá và cành non của cây hy thiêm thảo trước khi ra hoa, đem sao vàng, tán thành bột. Thêm mật vào làm viên to bằng hạt bắp, dùng uống mỗi ngày sau 3 - 6 giờ sau bữa ăn. Nếu uống được rượu có thể ngâm thuốc với rượu.
Lấy cây hy thiêm thảo tươi, giã nhuyễn, cho một ít nước sôi vào, chắt lấy nước cốt, uống một chén 30mL. Uống nhiều đến khi nôn ra đờm.
Hy thiêm 8g; ngưu tất, hoàng cầm, thảo quyết minh, trạch tả mỗi vị 6g; long đờm thảo và chi tử mỗi vị 4g sắc thành thuốc hoặc chè thuốc, uống ngày một thang thuốc.
Cứt lợn hoa vàng, ké đầu ngựa, thổ phục linh, rễ vòi voi mỗi vị 16g; uy linh tiên, ý dĩ, tỳ giải, cam thảo nam mỗi vị 12g; bạch chỉ, quế chi mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống ngày một thang thuốc.
Hy thiêm, rễ vòi voi, thổ phục linh mỗi vị 16g; kê huyết đằng, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 12g; phòng phong, thương truật mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống ngày một thang thuốc.
Cứt lợn hoa vàng, hoàng bá, phù bình, ké đầu ngựa, bạch tiên bì mỗi vị 12g; thương truật và phòng phong mỗi vị 8g. Sắc lấy nước uống ngày uống một thang thuốc.
Thổ phục linh 20g; hy thiêm thảo, ý dĩ, ké đầu ngựa, sinh địa mỗi vị 16g; tỳ giải, kim ngân, cây cứt lợn, kinh giới, cam thảo đất mỗi vị 12g. Sắc lấy nước uống ngày một thang thuốc.
Thổ phục linh, kim ngân hoa, hy thiêm, ké đầu ngựa, cam thảo đất mỗi vị 16g; hòe hoa, cây cứt lợn, sinh địa, thạch cao mỗi vị 20g. Sắc lấy nước uống ngày một thang thuốc.
Để cây hy thiêm phát huy hết tác dụng và cải thiện hiệu quả các triệu chứng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tóm lại, cây hy thiêm thảo là một loại dược liệu rất hữu ích được áp dụng nhằm điều trị, hỗ trợ nhiều bệnh lý. Đồng thời, bài thuốc từ cây hy thiêm thảo cũng giúp làm giảm tác dụng phụ của các loại thuốc tân dược.