Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Sinh khương (gừng) - Vị thuốc đa công dụng của người Việt

13/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng: Phương Thảo

0/5 trong 0 Đánh giá

|
439 Lượt xem

Sinh khương hay còn được gọi là gừng, một thảo dược rất gần gũi với chúng ta hằng ngày. Với đa dạng tác dụng dược lý, sinh khương được sử dụng phổ biến trong các vị thuốc trong Đông y. Thảo dược này dùng để chữa: đau bụng lạnh, đầy bụng không tiêu, ho suyễn,... Hãy cùng Newway Mart tìm hiểu chi tiết về vị thuốc sinh khương (gừng) cũng như đặc điểm, công dụng, tác dụng của chúng nhé!

1. Tổng quan về vị thuốc sinh khương cần phải nắm rõ

1.1. Sinh khương là gì?

Khi nhắc đến sinh khương nhiều người vẫn còn khá lạ lẫm, Vậy sinh khương là gì? 

Sinh khương hay còn được gọi là gừng tươi, có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe. Ngoài ra nó còn có tên gọi khác nữa như: Khương, Can khương. 

Tùy vào việc ở dạng tươi hay khô, vị thuốc sẽ có tên là:

  • Sinh khương: là phần củ gừng tươi.
  • Can khương:là phần thân rễ được phơi khô.

Các loại gừng phổ biến hiện nay: gừng dại - Zingiber Parpureum, gừng gió - Zingiber Zerumbet, gừng lúa - Zingiber Gramineum.

Sinh khương (gừng)

1.2. Đặc điểm thực vật của sinh khương - gừng

Gừng thuộc dạng cây nhỏ, sống lâu năm, có thân rễ mầm lên từ phần củ, để lâu dần sẽ biến thành xơ. Các lá của cây mọc theo dạng so le, không có cuống, mặt lá bóng nhẵn, gân ở giữa hơi trắng nhạt, và vỏ của nó có mùi thơm. Trục hoa có xuất phát từ gốc cây.

Sau đây là một số đặc điểm của gừng:

  • Về phân bổ: Gừng có ở khắp nơi trên toàn quốc, được lấy để ăn là làm thuốc, ngoài ra gừng còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Bộ phận được sử dụng: Củ hay chính là phần thân rễ của cây được dùng để làm thuốc.
  • Các thành phần hoá học có trong gừng: chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic, có  2 – 3% tinh dầu, chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột, các chất cay như zingeron, shogaola,  zingerola. 

2. Tác dụng của gừng trong đời sống hằng ngày không phải ai cũng biết

Gừng có tác dụng điều trị nôn mửa tốt

Gừng được sử dụng hằng ngày để làm gia vị đồng thời cũng là thành phần có trong nhiều vị thuốc dân gian. Hãy cùng Newway Mart giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng nổi bật của gừng nhé.

  • Gừng có tác dụng trong chữa buồn nôn, nôn mửa

Việc sử dụng gừng sẽ giúp điều trị hiệu quả khi bị nôn, buồn nôn. Từ đó giúp cơ thể tốt hơn sau thời gian ngắn sử dụng. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng làm giảm ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản.

Sử dụng gừng để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa 

Việc gừng được sử dụng với lượng vừa đủ trong mỗi ngày, sẽ có tác dụng điều chỉnh được lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy tiêu hoá, hấp thu dưỡng chất, khoáng chất.

  • Sử dụng gừng giúp chị em giảm co thắt kinh nguyệt

Vào thời kỳ kinh nguyệt các chị em thường hay bị đau bụng kinh. Bởi khi đó, nồng độ hormon prostaglandin trong cơ thể đột ngột tăng lên. Đây chính là loại hormon gây ra triệu chứng đau, co thắt và sốt. Do đó, sử dụng gừng lúc này sẽ giúp hạ thấp lượng prostaglandin trong cơ thể, làm giảm đau co thắt kinh nguyệt.

  • Gừng có công dụng trong việc giúp giảm đau cơ, xương khớp

Thành phần của gừng có chứa hoạt chất gingerol. Đây là chất có khả năng ức chế được chemokine, cytokine và các yếu tố gây viêm khác từ đó chống viêm. Việc sử dụng gừng sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm và đau khớp gối. 

  • Giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer - bệnh mất trí nhớ do tuổi tác

Với khả năng là cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ, cung cấp chất chống oxy hóa. Từ đó giúp ngăn ngừa sự oxy hóa gây tác hại xấu cho tế bào. Do đó, gừng được sử dụng để chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ do tuổi tác mang lại, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ mắc Alzheimer - Bệnh mất trí nhớ.

  • Gừng có khả năng ngăn ngừa ung thư

Thành phần của gừng chứa nhiều chất oxy hoá, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, các hoạt chất trong gừng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.

Ảnh sinh khương

3. Tác hại của gừng khi sử dụng không đúng cách

 

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà gừng mang lại, nó cũng có một số tác hại. Sau đây là tác hại của gừng khi sử dụng không đúng liều lượng:  kích thích niêm mạc dạ dày, bào mòn niêm mạc, làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên,gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Do vậy, khi sử dụng gừng (sinh khương) bạn cần chú ý dùng đúng cách, đúng liều lượng để tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Các tác dụng phụ của gừng cần phải lưu ý:

Khi sử dụng gừng có thể sẽ không tránh được các tác dụng phụ mà nó mang lại. Chẳng hạn như: ợ nóng, đầy hơi, rát bỏng miệng, cảm thấy đắng - mặn hơn trong miệng,  dạ dày khó chịu, gặp tình trạng buồn nôn, ăn mất ngon, khó tiêu,...

Nếu sử dụng gừng với liều lượng nhiều sẽ có nguy cơ: phụ nữ mang thai, người mắc đái tháo đường, tim mạch dễ bị chảy máu.

4. Vị thuốc sinh khương và những điều nên biết

Công năng, công dụng của vị thuốc sinh khương

Vị thuốc sinh khương thường có 2 dạng: cao sinh khương và sinh khương tán. Sau đây là những thông tin chia sẻ về công năng, công dụng của vị thuốc sinh khương: 

  • Công năng của sinh khương

Sinh khương là loại dược liệu có vị đắng, thiên về tính ấm. Được quy vào ba kinh: phế, tỳ, vị.

  • Công dụng của vị thuốc sinh khương

Sinh khương (gừng) được Đông y đánh giá là có tác dụng phát biểu trừ hàn, ôn ấm, giúp hết tình trạng nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc.

Vị thuốc này được sử dụng để chữa các triệu chứng như: đầy trướng bụng, nôn mửa, ho có đờm; giải độc bán hạ, nam tinh. Sử dụng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc pha thành rượu gừng tươi dùng 2-5ml mỗi ngày. Ngoài ra, người ta còn sử dụng vị thuốc sinh khương làm thuốc đắp hoặc xoa bóp cho người bị sưng phù.

Những điều nên biết về sinh khương

5. Bài thuốc sử dụng sinh khương hiệu quả

Sau đây là những bài thuốc có chứa sinh khương phổ biến và hiệu quả:

  • Cơ thể đau mỏi, nhức khớp

Sử dụng gừng đem đi giã nhỏ, rồi tẩm rượu xào nóng lên xoa bóp vào những chỗ đau mỏi, rồi massage để có hiệu quả. 

  • Chữa bệnh ho lâu ngày và ợ hơi

Với những người bị ho lâu ngày, có thể lấy sinh khương giã ra lấy nước cốt trộn với mật ong, sau đó đun nóng, uống dần. Kiên trì sử dụng trong một thời gian bạn sẽ thấy kết quả tốt lên.

  • Chữa dứt điểm sổ mũi

Khi gặp tình trạng sổ mũi, có thể sử dụng nước gừng trộn với bột Bạch chỉ sau đó bôi vào thái dương.

  • Vị thuốc chữa nôn mửa

Bạn bị nôn mửa có thể lấy một ít gừng tươi nhấm ít một cho đến khi hết nôn. 

  • Chữa cảm thấp nhiệt, sốt gai rét, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho đờm 

Lấy 15-20g gừng sống và hành trắng đem sắc lấy nước uống hoặc tiến hành xông hơi để chữa cảm lạnh, sốt gai rét, nhức đầu, sổ mũi,...

  • Chữa cảm mạo phong hàn

Sắc uống hỗn hợp gồm: 10g tía tô, 10g kinh giới, 10g bạc hà, 6g bạch chỉ, 6g địa liền, 6g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc đun uống trong 3 ngày.

  • Chữa trúng phong cấm khẩu với vị thuốc sinh khương

Khi trúng phong cấm khẩu, có thể sắc một lượng bằng nhau các vị:  kinh giới và nước cốt gừng, nước măng vòi và rượu rồi đem uống.

  • Những lưu ý khi dùng sử dụng vị thuốc sinh khương

Sinh khương (gừng) là vị đại cay, do đó người bị nhiệt hay phụ nữ có thai không nên sử dụng. Tính cay của gừng có thể gây ra những tổn hại đến khí huyết trong cơ thể, do đó không nên sử dụng trong một thời gian dài. Đặc biệt cần phải chú ý khi sử dụng chung với: Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu.

Những lưu ý về sinh khương

6. Một số cách uống nước gừng (sinh khương) tốt cho sức khỏe

Trà gừng

Một số người thắc mắc: liệu uống nước gừng hàng ngày có tốt không. để việc sử dụng nước gừng hàng ngày tốt cho sức khỏe, phòng trừ một số loại bệnh, Newway Mart xin chia sẻ cách uống nước gừng có lợi cho sức khỏe.

6.1. Pha trà gừng 

Trà gừng là loại thức uống phổ biến dùng hàng ngày, nó chứa gingerol, shogaol, gingerol và panadol. Những thành phần fnayf rất tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng chính của trà gừng: giảm cân, trị ho, giải quyết tình trạng buồn nôn, giảm thiểu say tàu xe,tăng cường chức năng của não,  hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm lượng cholesterol xấu trong máu,...

Cách dùng trà gừng đúng cách:

  • Sử dụng trà gừng với lượng khoảng 4mg/ngày để uống, nhằm tránh tình trạng đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn.
  • không sử dụng trà gừng cho người bị loãng máu, đang dùng thuốc huyết áp.
  • Uống trà gừng khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 cốc trà gừng giúp giảm viêm.

6.2. Cách uống gừng mật ong an toàn, không gây tác dụng phụ

Việc sử dụng mật ong pha với trà gừng để uống mỗi ngày cũng mang lại những công dụng tương tự như uống trà gừng. Ngoài ra nó còn có thêm các lợi ích từ mật ong như: cải thiện lưu thông máu, chữa trị hen suyễn, trị ho, giảm viêm hiệu quả. Bởi vì trong mật ong có chứa vitamin B, C, D, E và chất tăng cường hệ miễn dịch. 

Cách dùng gừng mật ong đúng cách:

Để việc uống gừng mật ong đạt hiệu quả, bạn cần sử dụng theo cách sau:

  • Pha uống mỗi ngày 2-3 ly để tránh các tác dụng phụ: dị ứng nổi mụn, ợ nóng, buồn nôn,….
  • Thời gian uống tốt nhất là: buổi sáng, buổi chiều, hoặc uống sau khi ăn 1-2 tiếng.
  • Lưu ý, không pha mật ong vào nước nóng, vì sẽ làm phá huỷ enzyme hữu ích và dưỡng chất có trong mật ong. Nhiệt độ pha mật ong gừng là 30-40 độ.
  • Mỗi ngày nên dùng 2 - 3 muỗng cà phê mật ong, không nên lạm dụng quá.

Hình ảnh củ gừng

7. Địa chỉ mua vị thuốc sinh khương uy tín

Newway Mart tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm từ  sinh khương/gừng chính hãng được rất nhiều người tin tưởng. Để có thể mua hàng Online hãy đặt tại www.newwaymart.vn, ở đây Newway Mart vận chuyển hàng trên toàn quốc để bạn an tâm khi lựa chọn sản phẩm chính hãng tại đây, hoặc có thể qua trực tiếp địa chỉ:

Địa chỉ: Tòa nhà Newway, Số 31/76 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội

Email: info@newwaymart.vn

SĐT: 0243 719 6575

Trên đây là những thông tin về sinh khương (hay còn gọi là gừng) mà bạn đọc cần trang bị cho mình để có thể sử dụng một cách hiệu quả trong chữa trị. Vị thuốc sinh khương vơ nhiều công dụng, lại dễ tìm kiếm cũng như sử dụng. Tuy nhiên, để hiệu quả tốt và tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, bạn đọc cần đọc kỹ những cách sử dụng trên bài viết.

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo