Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Rau kinh giới là gì? Tác dụng của kinh giới, phân biệt tía tô và kinh giới

13/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng: Phương Thảo

0/5 trong 0 Đánh giá

|
360 Lượt xem

Cây kinh giới đã không còn xa lạ gì trong đời sống hằng ngày, được sử dụng làm rau sống. Bên cạnh đó, kinh giới còn là một vị thuốc trong y học có thể điều trị các bệnh về hô hấp, kinh nguyệt. Rau kinh giới có rất nhiều công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe con người. Cùng Newway Mart tìm hiểu chi tiết về thành phần, công dụng cũng như cách sử dụng kinh giới hiệu quả nhé!

1. Thông tin tổng quát về cây kinh giới 

1.1. Rau kinh giới là gì?

Rau kinh giới hay còn được gọi là Oregano được biết đến như một loại thảo mộc. Rau có mùi thơm và hơi nồng, ăn có vị cay tính ấm. Trong lá kinh giới có chứa nhiều dưỡng chất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, giảm viêm. 

Cây kinh giới - Vị thuốc quý không nên bỏ qua 

  • Tên gọi, chủng loại

Cây kinh giới có các tên gọi khác: khương giới, kinh giới rìa, giả tô, kinh giới rồng, tiểu kinh giới, bài hương thảo, bán biên tô.

Tên khoa học của kinh giới: Elsholtzia cristata. Thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

  • Đặc điểm sinh thái

Kinh giới (cây kinh giới dại) là cây thân thảo có thân vuông, mọc thẳng, cây có lông mịn và cao tầm 30-50cm. Lá cây có phiến thuôn, nhọn, mép lá có răng cưa, lá cây mọc đối nhau, phần cuống là dài khoảng 2-3cm.

Cây có hoa nhỏ li ti, màu tím nhạt, mọc thành cụm ở phần đầu cành. Quả bé thuôn, nhẵn bóng.

Kinh giới thường mọc ở các khu vực đồi núi, đất hoang, những nơi có nhiều nắng, bờ sông, bờ suối. Ở trên thế giới, cây phân bổ ở một số nước: Ấn Độ, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan,... Ở nước ta, kinh giới được trồng ở khắp toàn quốc.

Cây kinh giới có vị cay, hơi nghẹn đắng, thiên về tính ôn. Quy kinh vào các kinh can, phế.

Đặc điểm sinh thái của kinh giới

1.2. Những bộ phận được sử dụng, mùa thu hái và cách bảo quản cây 

  • Toàn bộ thân cây được sử dụng, tùy mỗi bộ phận mà sẽ dùng cho mục đích khác nhau.
  • Mùa thu hái: Thông thường sẽ thu hái kinh giới vào mùa hạ và mùa thu. Phần thân cây có nhiều lá và hoa sẽ được cắt và mang đi phơi khô, sấy khô ở nhiệt độ 40-50 độ C.
  • Cách chế biến: Mang rau đi rửa sạch, sau đó cắt thành từng khúc ngắn để sống hoặc sao qua lửa.
  • Cách bảo quản: khi đã phơi khô mang kinh giới cất trong bao, bì bọc kín, mang để ở chỗ khô ráo, không ẩm ướt.

1.3. Thành phần hóa học có trong cây kinh giới

Cây kinh giới có thành phần chủ yếu là tinh dầu thơm. Tinh dầu này có các hoạt chất gồm: d-menthol, menthol racemic và một lượng nhỏ d-limonene. Ngoài ra, thành phần hóa học của kinh giới còn chứa nhiều dưỡng chất như: đạm, chất đường bột, chất xơ, natri, magie, photpho, kẽm, vitamin C, canxi, sắt, kali.

1.4. Tác dụng dược lý của cây kinh giới

Uống nước kinh giới nấy giúp tăng tuần hoàn ở phần biểu bì, giúp cơ thể hạ nhiệt độ. Cây cũng có tác dụng cầm máu, khi uống nước sắc từ cây kinh giới sẽ làm rút ngắn thời gian đông máu.

Khi sử dụng hỗn hợp nước sắc kinh giới và rượu ngâm từ kinh giới sẽ giúp cơ thể hạ được nhiệt độ, an thần, cơ trong phế quản của chuột lang được giãn ra, chống dị ứng. 

Kinh giới trong Đông y có tác dụng chữa trị cảm mạo, phong hàn, mụn nhọt, dị ứng,... Sử dụng kinh giới sao sẽ giúp trị rong huyết, băng huyết, đi đại tiện bị ra máu.

1.5. Cách dùng cây kinh giới

Sử dụng 10-16g kinh giới khô hoặc 30g kinh giới tươi đem sắc uống mỗi ngày. Cây kinh giới có thể được sử dụng ở dạng tươi, dạng khô hoặc tinh dầu, đều có thể mang lại ích lợi cho cơ thể. Với việc sử dụng rau kinh giới một lượng nhỏ cũng đã có thể đáp ứng được khoảng 8% nhu cầu Vitamin K cho cơ thể mỗi ngày.

Tuy nhiên, cũng không nên chủ quan mà lạm dụng, sử dụng nhiều, quá điều độ loại rau này. Tham khảo một vài lưu ý khi sử dụng kinh giới:

  • Nên sử dụng mỗi ngày 5-10g ở dạng phơi khô, và từ 15-30g dạng tươi. Không nên sử dụng quá liều lượng này để tránh gây ra những tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Người bị nhọt chảy mủ, trẻ em bị sởi hoặc ra mồ hôi nhiều,... thì không nên dùng cây rau này.
  • Đặc biệt lưu ý, không sử dụng rau kinh giới ăn kèm với thịt lừa, cua biển, cá lóc.
  • Tuyệt đối không sử dụng rau cho người đang gặp tình trạng biểu chứng dương hư - đổ mồ hôi không cầm được.
  • Người có triệu chứng nhức đỉnh đầu do âm hư hỏa vượng, không phải ngoại cảm cũng tuyệt đối không sử dụng.

Để việc sử dụng kinh giới hiệu quả và không gây ra tác dụng phụ, bạn đọc cần lưu ý những thông tin trên. Cần sử dụng đúng liều lượng, đúng quy cách của các bài thuốc đông y.

2. Rau kinh giới có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Tác dụng hữu ích rau kinh giới mang đến cho sức khỏe con người

Kinh giới đã không còn xa lạ gì trong cuộc sống, tuy nhiên, rau kinh giới có tác dụng gì thì không phải ai cùng nắm rõ. Sau đây là nhwunxg tác dụng nổi bật của kinh giới: 

2.1. Tác dụng chống oxy hóa

Trong kinh giới có nhiều chất chống oxy hóa: carvacrol và thymol. Hai hợp chất này có khả năng chống lại những tổn thương do gốc tự do gây ra. Cho dù là bất kể sự tích tụ nào của các gốc tự do ở đâu trong cơ thể cũng đều có nguy cơ dẫn đến bệnh lý mãn tính như: ung thư, bệnh tim.

Nếu sử dụng kết hợp rau này với các loại thực phẩm giàu chất oxy hóa: trái cây, rau củ sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện da.

2.2. Rau kinh giới giúp tăng sức đề kháng và khả năng kháng khuẩn cao

Tinh dầu có trong kinh giới có khả năng ngăn chặn sự phát triển của Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli. Đây là hai chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do đó sử dụng cây kinh giới sẽ giúp kháng khuẩn tốt hơn.

Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu,  kinh giới có thế chống đến 23 loại vi khuẩn. Do đó ăn rau kinh giới cũng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập làm hại của vi khuẩn.

2.3. Sử dụng rau kinh giới giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Những chất oxy hóa có trong rau kinh giới, có khả năng hỗ trợ ngừa ung thư thông qua việc hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Thậm chí nó có khả năng tiêu diệt luôn các tế bào ung thư này. Theo một số nghiên cứu, chất Carvacrol có trong kinh giới còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển, lây lan của tế bào ung thư ruột kết.

Tuy vậy, nghiên cứu này cũng chỉ là trong ống nghiệm sử dụng một lượng lớn kinh giới và các hợp chất khác. Do vậy, đây chỉ dừng lại ở nghiên cứu, cần có những thử nghiệm trên người để có kết quả chính xác hơn.

2.4. Giảm thiểu các nguy cơ bị nhiễm virus

Dược liệu kinh giới còn có khả năng giúp cơ thể thoát khỏi sự tấn công của một số loại virus. Hai hợp chất Thymol và Carvacrol trong kinh giới có liên quan đến khả năng giúp giảm nguy cơ mắc virus.

2.5. Rau kinh giới có khả năng hỗ trợ giảm viêm

Khi có bệnh lý hoặc tổn thương, cơ thể thường gặp tình trạng viêm (một phản ứng miễn dịch bình thường). Tuy nhiên, đối với các bệnh như: bệnh tim, đái tháo đường, bệnh tự miễn, việc viêm mãn tính sẽ tác động đến quá trình phát triển của bệnh.

Nhờ vào các chất chống oxy hóa có trong rau, mà có thể trung hòa được các gốc tự do và giảm tình trạng viêm.

Trên đây là những công dụng của cây kinh giới, kinh giới dại mà bạn đọc không thể bỏ qua. Hãy sử dụng kinh giới đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

3. Các bài thuốc từ cây kinh giới mà bạn nên bỏ túi

Những bài thuốc quý từ cây kinh giới

3.1. Chữa triệu chứng đau đầu, lạnh, không ra mồ hôi

Cách nấu nước kinh giới để chữa tình trạng đau đầu, lạnh, không ra mồ hôi: Lấy 12g mỗi loại gồm kinh giới, phòng phong, tô diệp rồi mang đi sắc uống.

3.2. Chữa cảm cúm, sốt, đau nhức mình

Lấy 8g các loại: kinh giới, phòng phong, sài hồ, tiền hồ, chỉ xác, khương hoạt, phục linh, cát cánh cùng 4g các loại: xuyên khung, cam thảo, rồi mang đi sắc uống nước để chữa cảm cúm, đau nhức mình, sốt.

3.3. Kinh giới giúp trị băng huyết, cấm khẩu, chân tay co rút

Lấy kinh giới mang đi sao rồi sau đó tán thật nhỏ. Sau đó khi nào cần sử dụng lấy 8g kinh giới đã tán, pha vào rượu hoặc nước tiểu em bé để uống. Như vậy sẽ điều trị được tình trạng băng huyết, cấm khẩu, co rút chân tay.

3.4. Trị sốt cao, co giật ở trẻ em

Sử dụng 12g các loại kinh giới, bạc hà, 16g ngưu bàng tử, 40g kim ngân hoa, 20g các loại: thiên trúc hoàng, câu đằng, mẫu đơn bì, thuyền thoái, 8g toàn yết, 40g nhất tán. Đêm chúng mang đi tán mịn thành bột và vò thành viên bé khoảng 2g. Mỗi lần cho trẻ uống 1-2 viên, một ngày uống 3 lần sẽ chữa được sốt cao, co giật.

3.5. Chữa bệnh trĩ bằng kinh giới

Có hai bài thuốc chữa bệnh trĩ. Thứ nhất, ngâm hậu môn hằng ngày với nước sắc các loại 12g hoa kinh giới, 12g hoàng bá, 12g ngũ bội tử, 4g phèn chi sắc với 300 – 400ml.

Bài thuốc thứ hai: đem đi sao đen và sắc nước uống mỗi ngày với 16g hòe hoa, 16g hạn liên thảo, 16g trắc bách diệp, 12g sinh địa, 12g huyền sâm.

3.6. Chữa viêm da thần kinh thể mạn

Sắc nước uống các dược liệu sau: 16g kinh giới, 12g kê huyết đằng, 12g đồ đen sao, 12g cây cứt lợn, 12g cam thảo nam, 12g sa sâm, 12g kỷ tử, 8g cương tằm, 4g  thuyền thoái. Mỗi ngày uống nước sắc này sẽ giúp điều trị viêm da thần kinh mạn.

3.7. Chữa ngứa bằng cây kinh giới

Cây kinh giới chữa ngứa, mề đay,...

Lá kinh giới chữa ngứa bằng việc lấy nó mang đi đun nước rồi xông. Cách này giúp trị ngứa hiệu quả, làm sạch ra, loại bỏ dị ứng trên da. 

Sau đây là cách nấu nước kinh giới để xông: 

  • Lấy 300g lá kinh giới tươi, sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối loãng
  • Cho vào nồi 3 lít nước với lá kinh giới đã vò nhẹ, đun sôi 10 phút rồi tắt bắt.
  • Cho nước nấu ra chậu, chùm chăn và xông hơi.
  • Sử dụng cách này 3 lần một tuần để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, nổi ban,...

rau-kinh-gioi

Địa chỉ mua dược liệu kinh giới uy tín

Newway Mart:

Địa chỉ: Tòa nhà Newway, Số 31/76 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội

Email: info@newwaymart.vn

SĐT: 0243 719 6575

Trên đây là những kiến thức hữu ích về cây kinh giới cũng như công dụng, các bài thuốc đông y. Mong rằng qua bài viết bạn đọc sẽ trang bị cho mình kiến thức quan trọng về loại cây này, từ đó có cách sử dụng hợp lý để bảo vệ sức khỏe.

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo