Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Giải Đáp Thắc Mắc Mẹ Ăn Ít Có Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Sữa Hay Không?

30/12/2022 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:

0/5 trong 0 Đánh giá

|
251 Lượt xem

Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng, cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với sự phát triển lâu dài về cả thể chất và cả trí não của trẻ. Vì vậy, hầu hết các bà mẹ đều mong muốn mình có một nguồn sữa ổn định, chất lượng sữa thơm ngon để con bú đặc biệt là những bà mẹ ít sữa. Tuy nhiên, nhiều người do áp lực sau sinh, hoặc vì muốn giảm cân mà ăn uống lại trở nên không ngon miệng trong suốt thời gian dài. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu, liệu việc mẹ ăn ít có ảnh hưởng tới chất lượng sữa hay không nhé?

1. Mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?

Mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?

Bổ sung dưỡng chất cho mẹ sau sinh

Dù là với lý do gì, hầu hết chị em phụ nữ sau sinh đều quan tâm không biết việc mẹ ăn không đủ chất có ảnh hưởng đến sữa hay không? Thời gian có thai và cho con bú là lúc mà các mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí gấp nhiều lần so với lúc bình thường, nhằm đảm bảo hồi phục về thể chất cho bản thân và có đủ sữa chất lượng cho con bú. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ sau sinh ăn ít. Vậy, mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?

Nếu thời gian sau sinh, mẹ ăn ít lại hoặc ăn không đủ chất cần thiết, thậm chí ăn những món ăn ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chính mình về sau. Đồng thời, việc đó cũng khiến cơ thể người mẹ không có đủ lượng sữa dinh dưỡng cho con vào khoảng thời gian đầu quan trọng này.

Vì vậy, các chị em sau sinh cũng nên lưu ý: không nên ăn uống kiêng khem để giữ dáng, hoặc không để tình trạng biếng ăn, chán ăn kéo dài. Mỗi bà mẹ cần bổ sung đầy đủ và đa dạng nhiều loại thực phẩm thuộc nhiều nhóm khác nhau, khẩu phần ăn luôn phải có tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất đan xen.

Đối với những bà mẹ thiếu sữa, sữa về ít hoặc chất lượng sữa kém, có thể ăn thêm những món lưu truyền trong dân gian như chân giò, gạo nếp giúp lợi sữa hơn.

Các mẹ bỉm sữa cũng hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều gia vị có mùi nồng hăng như hành, tỏi vì chúng sẽ làm vị sữa không ngon và trẻ bú kém. Để cải thiện chất lượng sữa mẹ, nên tích cực uống đủ nước lọc, nước hoa quả ép, đặc biệt vào những lúc mùa hè thời tiết nóng oi bức. Chúng tôi vừa cung cấp đến bạn một số vấn đề liên quan đến việc mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mình. Vì vậy, cần lưu ý để cung cấp cho bé nguồn sữa dồi dào nhất. Như vậy câu trả lời cho câu hỏi mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa? là có.

2. Vai trò của sữa mẹ

Chúng ta thường nghe: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ:

2.1. Cung cấp một nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho bé

Vai trò của sữa mẹ

Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mẹ

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, sữa mẹ có chứa đầy đủ những chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp cơ thể bé cần trong 6 tháng đầu đời. Thậm chí, thành phần dưỡng chất trong sữa mẹ còn thay đổi theo tùy nhu cầu và sự phát triển của bé.

Vào những ngày đầu tiên sau sinh, bầu vú mẹ sẽ tiết ra một chất lỏng đặc, có màu vàng nhạt được gọi là sữa non. Loại sữa này cực kỳ bổ dưỡng, chứa nhiều đạm, ít đường và giàu vi chất có lợi, giúp cho hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé phát triển. Sau vài ngày thì bầu vú mẹ sẽ tiết ra lượng sữa lớn hơn, rất phù hợp với sự phát triển của dạ dày bé.

Các bác sĩ cho biết, chất dinh dưỡng duy nhất mà sữa mẹ thiếu là vitamin D. Thông thường, vitamin D được bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ, nếu cơ thể người mẹ không  cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết thì sữa mẹ cũng sẽ không được cung cấp đủ.

Chính vì thế, mẹ sau sinh có thể bù đắp sự thiếu hụt này bằng cách bổ sung vitamin D dưới dạng nhỏ giọt khi bé yêu đã được 2-4 tuần tuổi.

2.2. Chứa rất nhiều kháng thể quan trọng

Vai trò của sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu cho trẻ

Sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể giúp bé chống lại được các virus và vi khuẩn có hại, điều này rất quan trọng vào những tháng đầu hệ miễn dịch bé còn non nớt và chưa hoàn thiện.

Các loại sữa công thức không thể cung cấp đầy đủ kháng thể bảo vệ trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như viêm phổi, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng.

2.3. Giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh tật

Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ còn thể hiện qua vai trò ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tật ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

Bệnh viêm tai giữa: Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong khoảng thời gian càng dài sẽ càng tăng hiệu quả bảo vệ, chống lại bệnh nhiễm trùng tai giữa, cổ họng và viêm xoang cho bé ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Nhiễm trùng đường hô hấp: Các nghiên cứu cho thấy, nuôi con bằng sữa mẹ có thể chống lại những bệnh cấp tính ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.

Cảm lạnh, nhiễm trùng: Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời có thể giảm nguy cơ cảm lạnh nghiêm trọng hoặc bệnh nhiễm trùng tai, họng.

Tổn thương đường ruột: Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có liên quan mật thiết với việc làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, ít có nguy cơ mắc bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

2.4. Giúp bé không thừa cân hoặc béo phì

Nghiên cứu cho thấy, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 tháng đầu đời có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ thừa cân và béo phì. Lý do là trẻ bú sữa mẹ nhận lại được lượng lớn vi khuẩn đường ruột, nó có tác động đến việc lưu trữ chất béo trong cơ thể.

Ngoài ra, trong sữa mẹ chứa rất nhiều Leptin hơn sữa công thức. Leptin là hormone quan trọng, giữ vai trò điều chỉnh sự thèm bú mẹ và lưu trữ chất béo.

2.5. Giúp bé yêu thông minh hơn

Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ làm giảm xuất độ và tử suất của các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhũ nhi. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian dài có liên quan đến chỉ số thông minh của bé cao hơn, thời gian đi học lâu hơn và thu nhập cao hơn khi trưởng thành.

3. Hướng dẫn các mẹ ăn uống nhiều sữa mà không tăng cân

Hướng dẫn các mẹ ăn uống nhiều sữa mà không tăng cân

Giúp mẹ tăng cân đều, bé khỏe mạnh

Chúng ta đều biết việc mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Vì thế, nắm vững nguyên tắc ăn gì và ăn như thế nào không tăng cân, nhưng vẫn đảm bảo có đủ sữa là điều vô cùng quan trọng.

Phụ nữ sau sinh cho con bú nên tăng cường nhiều rau xanh, các loại hạt hoặc ngũ cốc lợi sữa, bổ sung nhiều hoa quả tươi để sữa thơm ngon và đều đặn.

Ngoài ra, đối với những bà mẹ có con bú tốt, bú nhiều, mẹ nên cung cấp đầy đủ lượng tinh bột cần thiết, bổ sung thêm món móng giò, tôm cua, thịt nạc, cá, hải sản để lượng sữa về được nhiều. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống thêm sữa bột thích hợp và uống đủ nước đã đun sôi để nguội mỗi ngày.

Để tránh bị tăng cân quá đà mà không mang đến hiệu quả, bữa ăn của mẹ cần được cân đối hợp lý các chất dinh dưỡng có trong nhiều nhóm. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể lựa chọn một số cách chế biến đồ ăn hợp lý không quá nhiều dầu mỡ, hoặc chia ra thành nhiều bữa chính phụ nhỏ trong một ngày.

Thời gian cho con bú, các mẹ nên hạn chế sử dụng đồ ăn có gia vị đậm, những loại thức ăn nhanh, đồ uống chứa caffein hay cồn, ga vì nó có thể gây tắc sữa. Các mẹ cũng hạn chế đồ ăn chua nếu như không muốn chúng gây hại cho hệ tiêu hoá của mình.

Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn thắc mắc mẹ ăn ít có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không, cũng như hướng dẫn một số lưu ý khi ăn để không tăng cân quá đà mà vẫn đảm bảo lợi sữa cho trẻ. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và có thể nuôi con bằng sữa mẹ suốt 6 tháng đầu của trẻ nhé.

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo