Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Mạnh kinh tử là gì? Một số bài thuốc có mạn kinh tử

12/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:

0/5 trong 0 Đánh giá

|
264 Lượt xem

Mạn kinh tử là quả chín đã phơi hoặc sấy khô của cây mạn kinh lá đơn (Vitex rotundifolia L. f.) hay cây Mạn kinh (Vitex trifolia L.), đây là vị thuốc có tác dụng giảm đau được dùng để chữa nhức đầu nhức đầu cảm mạo, sốt, đau mắt.

1. Mô Tả Dược Liệu

1.1. Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Mạn kinh tử.

Tên khác: Cây quan âm; cây thuốc ôn; kinh tử; thuốc kinh; vạn kim tử, đẹn ba lá.

Mạn kinh tử tên khoa học: Fructus Viticis trifoliae.

Hình ảnh cây Mạn tử kinh

Hình ảnh cây mạn tử kinh

1.2. Đặc điểm tự nhiên

Mạn kinh thuộc loại cây nhỏ hoặc nhỡ, có thể cao đến 3 m. Cành non có 4 cạnh, được bao phủ bởi lông mềm màu xám nhạt, cành già tròn, nhẵn, màu nâu. Lá kép gồm 03 lá chét, lá ở gần ngọn hoa thường là lá đơn chỉ có 01 lá chét, cuống lá hơi tròn, có lông, chiều dài cuống thường 1 – 3cm, lá chét không có cuống, lá chét hình trứng ngược hoặc hình mác , mép nguyên, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhiều lông trắng, lá chét ở giữa thường lớn hơn, lá có mùi thơm. Hoa màu tím nhạt hoặc màu lơ nhạt, dài 13 – 14mm, mọc thành chùm xim ở đầu cành, đôi khi có lá ở gốc, có lông dày.

Mạn kinh tử là quả chín đã được phơi khô hay sấy khô của cây Mạn kinh. Quả hình cầu, có đường kính 4 – 6mm, mặt ngoài màu nâu đen hoặc xám đen, hơi phủ lớp phấn màu trắng tro, 04 rãnh dọc nông, trên đỉnh có lỗ hơi lõm xuống và đáy có đài tồn tại màu xám nhạt, cuống quả ngắn. Lá đài bao bọc 1/3 đến 2/3 quả, có 05 răng, trong đó có 02 răng xẻ tương đối sâu, được phủ kín lông tơ mịn. Chất nhẹ và cứng, khó đập vỡ. Mặt cắt ngang của quả trông như có dầu, màu trắng, có 04 ngăn, mỗi ngăn có một hạt và có mùi thơm đặc biệt.

1.3. Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Cây Mạn kinh tử/mạn kinh đơn diệp mọc hoang rất nhiều ở khắp nơi trong nước ta, từ các vùng núi thấp đến vùng trung du và đôi khi bắt gặp ở đồng bằng, độ cao phân bố thường dưới 1000m, loại 1 lá chét rất phổ biến, ở dọc bờ biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Ngoài ra, Mạn kinh còn mọc ở một số tỉnh ven biển Trung Quốc, Malaysia cũng tìm thấy loại cây này.

Thu hái, chế biến

Cây mạn kinh được thu hoạch vào mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11, Mạn kinh tử hái về phơi hoặc sấy khô, loại bỏ cuống và tạp chất, có thể dùng sống hoặc sao qua.

1.4. Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của Mạn kinh là quả chín phơi hoặc sấy khô (Mạn kinh tử).

2. Thành Phần Hóa Học có trong Mạn kinh tử

Trong Mạn kinh tử có tinh dầu

Mạn kinh tử có tinh dầu

Trong Mạn kinh tử có tinh dầu. Thành phần tinh dầu Mạn kinh tử gồm camphen, diterpen ancola (2%), pinen (55%) và terpenylacetat (10%).

Theo Wehmer trong Mạn kinh tử còn có vitamin A và alkaloid.

3. Mạn kinh tử có tác dụng gì trong Y học

3.1. Theo y học cổ truyền

Mạn kinh tử có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào 03 kinh can, phế và bàng quang. Có tác dụng giảm thống, phong nhiệt. Dùng chữa hoa mắt, nhức đầu, mắt đau kèm chảy nhiều nước mắt, sưng đau răng lợi, cân mạch co rút, phong thấp.

3.2. Theo y học hiện đại

Mạn kinh tử là vị thuốc được dùng chữa cảm mạo, nhức đầu, sốt, đau thái dương, mặt mũi tối tăm, đau nhức trong mắt, còn có tác dụng giảm đau.

4. Liều lượng, Cách Dùng Mạn kinh tử

Mỗi ngày uống từ 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc với liều từ 2 – 3g dưới dạng thuốc bột.

5. Một số bài Thuốc Có Vị Thuốc Mạn kinh tử

Bài thuốc từ Mạn kinh tử

 

  • Bài thuốc chữa thiên đầu thống

 

Mạn kinh tử 10 g; cam cúc hoa 8 g; cam thảo, xuyên khung mỗi thứ 4g, tế tân 3g, bạch chỉ 3g, thêm 600ml vào, đem đi sắc còn 200 ml. Ngày uống 03 lần (Diệp Quyết Tuyền).

Hoặc: Mạn kinh tử 80g, ngâm với 01 lít rượu uống (30 – 40o) trong khoảng 10 ngày trở lên. Mỗi lần uống 10 – 15ml, ngày uống 02 lần.

 

  • Bài thuốc làm đen, dài tóc

 

Mạn kinh tử và hùng chi (mỡ gấu) trộn với một lượng bằng nhau, danh thanh để bôi vào tóc (theo sách cổ Thánh huệ phương có ghi lại trong Bản thảo cương mục).

 

  • Bài thuốc chữa sưng vú (lúc mới bị)

 

Mạn kinh tử xao giòn, đem đi tán nhỏ, lấy 4g hòa với rượu, chắt lấy rượu uống còn bã đắp lên vú (theo Đặc huệ phương có ghi lại trong Bản thảo cương mục).

 

  • Bài thuốc chữa quáng mắt, đau mắt sưng đỏ

 

Mạn kinh tử, hạt đuôi mang, hạt muồng, hạt ích mẫu (sao giòn), hạt mã đề lấy với lượng bằng nhau, đem tán thành bột, làm thành viên uống với nước chè. Hoặc cách chế biến khác, mỗi vị 12g đem sắc nước uống (Nam dược thần hiệu).

 

  • Bài thuốc chữa viêm tai giữa

 

Mạn kinh tử, hoàng liên ô rô mỗi vị 15g, thương nhĩ tử 9g. Sắc nước uống trong ngày.

 

  • Bài thuốc chữa cảm nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ

 

Mạn kinh tử 16g; kinh giới 10g; cúc hoa, chi tử mỗi vị 12g, xuyên khung 4g. Mỗi ngày 01 thang dưới dạng thuốc sắc.

 

  • Bài thuốc chữa đau nửa đầu 

 

Mạn kinh tử 10g, cúc hoa 8g, xuyên khung 4g, bạch chỉ, tế tân mỗi vị 3g. Sắc mỗi ngày một thang, chia 03 lần uống.

 

  • Bài thuốc chữa chứng nhức đầu do phong nhiệt, váng đầu mờ mắt

 

Mạn kinh tử 12g, cúc hoa 12g, phòng phong 12g, xuyên khung 6g, khương hoạt 6g, thạch cao sống 20g, chỉ xác 8g, toàn phúc hoa 12g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống.

 

  • Bài thuốc trị đau đầu do phong thấp

 

Khương hoạt thắng thấp thang: khương hoạt 8g, cảo bản 12g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, mạn kinh tử 12g, xuyên khung 8g, cam thảo 5g. Sắc lấy nước uống. 

 

  • Bài thuốc trị đau đầu do can dương phong hóa, huyết nhiệt thượng sung.

 

Linh dương giác 6g, tang diệp 12g, câu đằng 12g, bối mẫu 10g, sinh địa 16g, bạch thược 12g, cúc hoa 12g, cam thảo 4g, trúc nhự tươi 20g, mạn kinh tử 10g, phục thần 12g, thảo quyết minh 12g. Sắc lấy nước uống. 

6. Lưu Ý Khi Sử Dụng Mạn kinh tử

Lưu ý khi sử dụng mạn kinh tử

Một số lưu ý mà các bạn cần chú ý khi sử dụng Mạn kinh tử:

  • Những người đau mắt đỏ, huyết hư có hỏa không phải phong tà không nên sử dụng.
  • Người tỳ vị hư không nên sử dụng Mạn kinh tử vì sợ sinh đờm.

Cây mạn kinh tử được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền chữa bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ. Vì thế, để đảm bảo hiệu quả khi điều trị, bạn nên sử dụng thuốc khi có sự tư vấn của bác sĩ và mua thuốc.



Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo