03/11/2022 Nguồn: Cách chăm sóc cơ thể Người đăng:
Các mẹ khi mang thai lần đầu sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ, thắc mắc và cả những lo lắng làm sao để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thai sản để cả mẹ và bé cùng khỏe. Chắc hẳn đây là vấn đề không chỉ các mẹ bầu mà cả những người sắp làm bố, ông bà và những người thân trong gia đình cũng rất quan tâm khi cham ba bau. Hiểu được nỗi băn khoăn này nên Newway Mart đã tổng hợp lại đầy đủ và chi tiết các cách chăm sóc bà bầu tại nhà khoa học để các mẹ bầu có kỳ thai nghén nhẹ nhàng nhất.
Thời kỳ tam cá nguyệt còn nhiều bỡ ngỡ cần chú ý
3 tháng đầu còn được gọi là kỳ tam cá nguyệt đầu tiên. Đây là coi là giai đoạn khó khăn nhất bởi giai đoạn đầu mẹ bầu mới bắt đầu làm quen và bắt đầu sống chung với một em bé trong bụng nên hẳn còn nhiều bỡ ngỡ, hồi hộp. Tuy nhiên các mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi NewWay đã tổng hợp cho các bố mẹ những thông tin đầy đủ nhất các cách chăm sóc tốt cho bà bầu.
Các bộ phận quan trọng của thai nhi hình thành trong 3 tháng đầu
Quá trình thụ thai bắt đầu từ khi tinh trùng gặp trứng tạo thành phôi và di chuyển thành công vào cổ tử cung để làm tổ. Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, phôi thai đã chia làm 3 lớp. Lớp ngoại bì sẽ phát triển thành da, hệ thống thần kinh trung ương, mắt và tai của em bé. Lớp trung bì hình thành tim, xương, khớp, lớp cơ, bộ phận sinh dục và hệ tuần hoàn. Trong cùng là lớp nội bì tạo thành phôi hệ tiêu hóa.
Trong 3 tháng đầu hầu hết các bộ phận quan trọng của thai nhi đã dần hình thành và dần phát triển như đầu, mũi, tai, chân tay, bộ phận sinh dục. Lúc này thai nhi đã dài khoảng 54mm, nặng khoảng 14g, to bằng một quả mận và đã đầy đủ các bộ phận quan trọng. Lúc này nhìn từ bên ngoài cơ thể mẹ vẫn chưa có quá nhiều thay đổi nhưng ở bên trong bụng là một em bé đang lớn dần từng ngày.
Mẹ nên chú ý các mốc khám thai quan trọng
Có 2 kỳ khám thai quan trọng trong 3 tháng đầu khi cham ba bau cần chú ý.
Đây là lần khám thai lầu tiên trong thai kỳ để bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra các đánh giá về tình trạng cân nặng, chiều cao của mẹ để đưa ra các cách chăm sóc bà bầu để kiểm soát cân nặng khi mang thai.
Bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe của mẹ thì ở lần siêu âm đầu này bác sĩ sẽ kiểm tra xem phôi thai đã vào cổ tử cung hay chưa, tính tuổi thai và ngày dự sinh.
Tại buổi khám thứ 2, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đây còn được gọi là buổi “sàng lọc quý I” để kiểm tra xem phôi thai có gì bất thường không thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ thai nhi bị Down và các bất thường khác.
3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ đang khá nhạy cảm, đặc biệt là mùi đồ ăn, vì vậy một trong những cách chăm sóc bà bầu là lựa chọn thực phẩm phù hợp rất cần thiết.
Mẹ bầu cần chú ý các loại vitamin cần thiết
Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu protein
Mẹ không nên tiếp xúc với nơi mùi quá nồng
Đây là thời điểm bà bầu nhạy cảm nhất với các loại mùi, đặc biệt là với những mùi quá rõ như sơn móng tay, nhà máy, nơi có không khí không trong lành. Hơn nữa việc tiếp xúc với các mùi nồng cũng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí não của trẻ.
Đây là thời điểm thai nhi chưa ổn định, vì thế nên hạn chế quan hệ dễ dẫn đến động thai, sảy thai.
Mẹ không nên khiêng vác quá nặng hoặc leo trèo
Do độ bám của thai nhi vào tử cung mẹ còn yếu nên dễ dẫn đến việc động thai hay dọa sảy thai nếu mẹ bầu có những hoạt động mạnh.
Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 em bé bắt đầu được hoàn thiện nhiều hơn. Ở giai đoạn này bố mẹ đã có thể biết được giới tính của con, tóc dần mọc ra, mắt bắt đầu cử động, tai dần có khả năng nghe. Thời điểm này là giai đoạn bé đang phát triển mạnh mẽ nhất và bắt đầu có những cử động đầu tiên trong bụng mẹ.
Ở tuần thứ 21, bé có thể mút tay, tóc và móng phát triển, có hiện tượng nấc gây ra những chuyển động đột ngột trong bụng mẹ. Sau 3 tháng giữ thai nhi có chiều dài khoảng 280mm và nặng khoảng 460g.
Mốc khám thai quan trọng
Ở lần khám này bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra về căn nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu để dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối để xét nghiệm xem thai nhi các dị tật bẩm sinh hay không.
Trong lần siêu âm thứ 4 bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá và siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.
Lúc này thai nhi trong đã bắt đầu lớn nhanh theo từng ngày, bụng mẹ dần nhô to ra và lộ rõ hơn , mẹ bầu nên sắm trang phục bầu riêng biệt hoặc các bộ quần áo thoải mái trong sinh hoạt. Khi cham ba bau trong giai đoạn này cần để ý các biểu hiện lạ trong cơ thể nên đi khám ngay để giải quyết kịp thời.
Cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2, cách chăm sóc bà bầu qua chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng vì lúc này mẹ bầu dễ bị khó tiêu, táo bón, đầy hơi. Các mẹ và các bố nên tham gia các khóa học tiền sản để học hỏi các kỹ năng như cách chăm sóc thai kỳ, cách rặn đẻ và chuyển dạ, phương pháp chăm sóc trẻ khoa học.
Khi cham ba bau vẫn cần đảm bảo các nhóm thực phẩm cơ bản như:
Bên cạnh đó cách chăm sóc bà bầu tốt nhất để không bị thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của bé, mẹ bầu cũng nên uống sữa bầu, các loại vitamin hàng ngày. Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu tăng khoảng 3-4kg là hợp lý, mỗi bữa ăn nên đảm bảo 2550 kcal và uống đủ từ 2 lit nước mỗi ngày.
Đây là khoảng thời gian thai nhi có thể phát triển toàn diện nhất về cơ thể và tốc độ lớn qua mỗi tuần hay mỗi ngày cũng khá nhanh. Từ tuần 26 trở đi, thính giác của bé nhạy cảm hơn và có thể nghe được các âm thanh bên ngoài và cảm nhận được khi bố mẹ nói chuyện với em.
Từ tuần 26 thai nhi cảm nhận được sự giao tiếp bên ngoài
Hệ thống thần kinh và các tế bào não đang dần hoàn thiện hơn, bé bắt đầu có thể chớp mắt, cử động chân tay nhiều hơn. Đây là lí do mà mẹ bắt đầu thấy em bé đạp , cảm nhận được em bé nhiều hơn, vì thế dù giai đoạn này bụng bà bầu to khá nhanh nhưng lại thú vị nhất khi bé và bố mẹ bắt đầu giao tiếp được với nhau.
Ở những tuần cuối thai kỳ, em bé có thể đạt cân nặng từ 2 -3,5 kg tùy thể trạng mẹ và bé và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài.
Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm kiểm tra tim thai và ước tính kích thước và sự phát triển của thai nhi thông qua các xét nghiệm máu, máu tiểu và non-stress.
Cũng giống như tuần 32 bác sĩ sẽ kiểm tra các đánh giá để theo dõi sự phát triển của bé và mẹ.
Ở những tuần cuối thai kỳ mẹ và người nhà nên đi khám thai mỗi tuần một lần bởi đây là thời điểm mẹ bầu có thể bước vào quá trình chuyển dạ bất cứ lúc nào.
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ vitamin và nước
Người chăm sóc bà bầu vẫn cần đảm bảo đủ các nhóm chất và vitamin cần thiết thông qua các thực phẩm hàng ngày và thực phẩm bổ trợ sức khỏe hàng ngày. Trong suốt thai kỳ, bà bầu và người nhà cần nâng cao sức đề kháng để tránh mắc các bệnh ốm vặt không tốt cho cả mẹ và bé.
Ở kỳ tam cá nguyệt cuối, uống đủ từ 2 – 2,5lit nước mỗi ngày là rất cần thiết trong việc đảm bảo mẹ bầu đủ dịch ối và tiêu hóa tốt để vượt cạn dễ dàng hơn.
Mẹ không nên đi chơi xa hay lái xe một mình vào 3 tháng cuối
Vào giai đoạn nước rút cả mẹ và bé nên người nhà và bà bầu cần chú ý tránh một vài điều sau đây để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh mẹ bầu cũng cần chú ý đến tư thế nằm ngủ vì việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và mẹ và thai nhi. Lúc này mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để tránh áp lực từ thai nhi chèn lên cơ thể và dễ ngủ hơn. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại gối riêng dành cho bà bầu kết hợp massage cơ thể nhẹ nhàng.
Một việc nữa quan trọng không kém mà người nhà và bà bầu nên để ý đó là việc nên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình vượt cạn nhẹ nhàng hơn.
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm về các cách chăm sóc bà bầu tại nhà khoa học và hiệu quả trong suốt thai kỳ mà Góc sức khỏe Newway Mart đã tổng hợp lại và gửi đến cho những người sắp làm cha mẹ. Mong rằng những kinh nghiệm trên giúp ích cho các bạn để có một kỳ thai sản khỏe mạnh và an toàn