Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Tang diệp, tác dụng và bài thuốc chữa bệnh

12/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:

0/5 trong 0 Đánh giá

|
299 Lượt xem

Tang diệp hay còn gọi lá của cây dâu tằm. Ngoài ra còn được gọi là Nham tang, lá dâu. Tang diệp tên khoa học là Morus alba. Đây là một loại dược liệu quen thuộc được sử dụng trong dân gian khá nhiều để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, tang diệp có vị đắng và có tính hàn, được quy vào kinh Phế và Can. Loại tang diệp tác dụng gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về tác dụng của tang diệp cùng

Tổng quan về vị thuốc tang diệp

Mô tả về cây tang diệp

Cây tang diệp thuộc loại cây thân gỗ, mọc thẳng đứng. Khi trưởng thành thì cây tang diệp có thể cao lên tới 3m. Lá cây tang diệp hình bầu dục, lá nguyên hoặc chia làm ba chùy, đầu lá hơi tù hoặc nhọn, cuống lá hơi tròn, mép lá hình răng cưa to. Lá cây tang diệp thường mọc so le nhau là chính. Hoa cái và hoa đực mọc thành một khối hình cầu, riêng hoa đực gồm lá đài và 4 nhị, còn hoa cái có 4 lá đài. Quả mọc trong những lá đài, quả có màu đỏ và chuyển sang màu sẫm khi chín, có vị ngọt, chua.

hình ảnh cây tang diệp

Hình ảnh cây tang diệp

Cây tang diệp được trồng chủ yếu ở đâu?

Cây tang diệp là loại cây ưa ẩm và ánh sáng, thường được trồng ở những bãi đất trống ở vùng đồng bằng và cao nguyên. Loại cây này còn được trồng khá nhiều ở nước ta, trải dài rất nhiều tỉnh thành từ bắc xuống nam chủ yếu để nuôi tằm hoặc sử dụng để làm thuốc.

Bộ phận sử dụng, cách thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận sử dụng: Sử dụng phần lá cây tang diệp để làm thuốc cải thiện bệnh lý hoặc dùng để nuôi tằm.

Thu hái: Thời điểm phù hợp để thu hoạch lá cây tang diệp là vào mùa thu, ngày thu hoạch là khi trời nhiều sương. Không thu hoạch phần lá cây quá non, chỉ thu hoạch những lá bánh tẻ, không lấy những phần lá bị sâu đục, úa vàng hoặc lá không bị vụn nát.

Chế biến: Đem toàn bộ phần lá đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ những lớp bụi bẩn và đất cát, vớt để ráo nước, sau đó đem phơi dưới bóng râm cho lá không bị khô giòn.

Cách bảo quản: Bảo quản tang diệp trong bọc kín để sử dụng dần, nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng. Cất trữ dược liệu những nơi thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, thi thoảng nên đem dược liệu phơi nắng để tránh tình trạng móc meo hoặc ẩm.

Thành phần hóa học 

Trong dược liệu tang diệp chứa các thành phần hóa học sau:

  • Thành phần bay hơi đó là tinh dầu
  • Thành phần không bay hơi đó là: vitamin, protein, carbohydrat, flavonoid, coumarin,…
  • Thành phần hợp chất của flavonoid gồm: rutin, quercetin, quercitrin, moracetin, isoquercitrin,…
  • Dẫn chất của coumarin gồm: umbelliferone, scopoletin, scopolin,…
  • Các thành phần vitamin gồm: Vitamin B, vitamin C, vitamin D,…
  • Dẫn chất của Sterol gồm: β-sitosterol, β-sitosterol glucoside, campesterol, β- ecdysone và inokosterol,…
  • Các acid hữu cơ gồm: oxalic, citric, fumaric, palmitic, tartric, malic, ester ethyl palmitate,…

Tính vị và quy kinh 

  • Tính vị: Dược liệu tang diệp có vị ngọt, đắng, mang tính hàn.
  • Quy kinh: Dược liệu tang diệp quy vào kinh Phế và Can.

Tang diệp có tác dụng gì?

Tang diệp có tác dụng gì trong y học

Tang diệp có tác dụng gì trong y học

Bộ phận làm thuốc của cây tang diệp là phần lá phơi hoặc sấy lạnh ở nhiệt độ từ 40 – 50 độ C. Y học cổ truyền cho rằng vị thuốc này có vị đắng ngọt, tính bình

Trong y học hiện đại

Nước sắc từ lá tang diệp có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thông thường sẽ là trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn mủ xanh, liên cầu tan máu A hoặc khuẩn cầu chùm sắc kim vàng, …

Ngoài ra, có thông tin cho rằng nước sắc từ lá tang diệp có tác dụng ức chế Leptospira.

Trong y học cổ truyền

Chủ trị các bệnh như: nhức đầu, ho lao, bốc hỏa, cao huyết áp, tiêu hoá rối loạn, hoa mắt, chóng mặt, mồ hôi ra nửa người…

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc tang diệp

Những công dụng đa dạng của cây tang diệp nói riêng và dâu tằm nói chung đã được sử dụng rộng rãi trong thực tế và qua những thử nghiệm lâm sàng và mang lại hiệu quả rõ rệt, chẳng hạn như:

  • Lá dâu tằm giúp: chữa cảm mạo, hóa đờm, hạ sốt, cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị cao huyết áp.
  • Quả dâu: Giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bổ thận, sáng mắt, trị tóc bạc sớm, mất ngủ.
  • Vỏ dâu tằm giúp: Lợi tiểu, trị long đờm, phù thũng.
  • Tang ký sinh: Giúp bồi bổ gan thận, đau nhức xương khớp, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Tổ bọ ngựa: trị liệt dương, tiểu đêm nhiều, di tinh, tiểu nhiều, thận hư.

Ngoài ra, vị thuốc này còn có những lợi ích sức khỏe khác như:

Chưa có nhiều nghiên cứu về vị thuốc tang diệp, tuy nhiên các thầy thuốc đều khẳng định rằng tang diệp cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác, chẳng hạn:

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Một số nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy sự liên hệ giữa tang diệp đối với hoạt động chống ung thư chống lại những tế bào ung thư cổ tử cung và ung thư gan ở người, với kết quả đáng được ghi nhận.

Tăng cường chức năng gan

Những nghiên cứu trên động vật và phòng thí nghiệm cho kết quả chiết xuất của tang diệp làm giảm viêm gan và bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại.

Hỗ trợ giảm cân

Đối với loài gặm nhấm cho thấy qua những cuộc thí nghiệm có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo đồng thời, đẩy mạnh quá trình giảm cân hiệu quả.

Làm trắng sáng da

Các nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất tang diệp có thể ngăn ngừa tăng các sắc tố da và làm sáng màu da ở người

Tang diệp có độc hay an toàn đối với con người?

Tang diệp có an toàn đói với con người

Tang diệp có an toàn đối với con người

  • Sử dụng tang diệp trong một thời gian dài hoặc liều lượng cao có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có tác dụng phụ đó là phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng và có thể làm tổn thương gan.
  • Phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng tang diệp vì anthranoid dễ ngấm vào sữa và gây tiêu chảy cho trẻ khi đang bú mẹ.
  • Nó có thể tương tác với những loại thuốc bạn đang dùng. Trước khi sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ của bạn:
    • Warfarin (Coumarin®);
    • Digoxin (Lanoxin®);
    • Thuốc lợi tiểu như: chlorothiazide (Diuril®), chlorthalidone (Thalitone®), furosemide (Lasix®), hydrochlorothiazide (Hydrodiuril®, Microzide®) …

Nói tóm lại, tùy vào liều lượng, tác dụng dược lý của vị thuốc tang diệp có thể nhuận tràng (sau 5-7 giờ) hoặc gây tác dụng mạnh (như đau bụng và phân lỏng). Liều mạnh quá sẽ gây đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa. Cho nên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc để có liều dùng hợp lý nhất đối với cơ địa và bệnh tình từng người.

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây tang diệp

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc cây tang diệp

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc cây tang diệp

Trong quá trình sử dụng những bài thuốc từ dược liệu tang diệp, người bệnh cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Đối tượng bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần trong dược liệu tang diệp chống chỉ định sử dụng;
  • Các đối tượng bị hư hàn thì tuyệt đối không nên sử dụng những bài thuốc từ tang diệp;
  • Không nên thu hái phần lá dâu tằm quá non với mục đích để làm thuốc.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến dược liệu tang diệp và một số tác dụng chữa bệnh từ dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin vừa được chúng tôi cập nhật chỉ mang giá trị tham khảo và chưa được giới dược lý hiện đại công bố về công dụng chính xác của dược liệu này. Chính vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến tham vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về tác dụng của vị thuốc tang diệp. Bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm từ vị thuốc tang diệp chính hãng, đảm bảo chất lượng tại Newway Mart. Chúng tôi chuyên cung cấp và vận chuyển trên toàn quốc, giao hàng tận nơi giúp khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi. Để mua được sản phẩm từ cây tang diệp chính hãng bạn có thể đặt hàng Online qua website www.newwaymart.vn hoặc có thể ghé trực tiếp qua địa chỉ:

Địa chỉ: Tòa nhà Newway, Số 31/76 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội

Email: info@newwaymart.vn

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo