12/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:
Thổ phục linh là gì? - Đây chính là một trong những vị thuốc nam được dùng để chữa chứng đau nhức xương khớp do bị phong thấp gây ra, giải độc,... và nhiều tác dụng khác. Thảo dược này thường được kết hợp cùng các vị thuốc khác trong điều trị nhằm tăng hiệu quả cho người bệnh. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu biết hơn về thổ phục linh trị bệnh gì, tác dụng và cách sử dụng thổ phục linh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cây thổ phục linh có rất nhiều tên gọi như khúc khắc, cậm cù, linh phạn đoán, sơn lỳ lương, kim cang, dây khum, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, dây chắt, sơn trư phấn, mọt hoi đòi (theo dân tộc Dao), tơ pớt (theo dân tộc Kho).
Thổ phục linh tên khoa học: Smilax glabra Roxb.
Họ nhà: Kim cang (Smilaccaceae)
Cây thổ phục linh (hay khúc khắc) là cây dây leo sống lâu năm, có chiều dài 4 - 5m đôi khi dài tới 10m, có nhiều cành, mảnh, không có gai. Lá mọc so le, có hình bầu dục thuôn và đầu nhọn dài khoảng 5 - 12cm, rộng 1 - 5cm. Tán lá đơn độc có 20 - 30 hoa nhỏ màu xanh nhạt, hoa cái và hoa đực riêng rẽ. Quả mọng, hình cầu, gần như 03 cạnh, 03 hạt, khi chín có màu đỏ đến tím đen. Rễ củ phục linh hình thù không nhất định.
Hình ảnh cây thổ phục linh thường được sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gout.
Trong chi Khúc Khắc (thổ phục linh) có rất nhiều loài có tác dụng tương tự nhau. Trong đó có 06 loài phổ biến ở Việt Nam sau: Khúc khắc lá trái táo, khúc khắc lá khoai, khúc khắc lá trái tim, khúc khắc lá lốt, khúc khắc thân lùn, khúc khắc lá dài.
Trong Thổ phục linh có những thành phần hóa học như:
Bộ phận thường dùng của thổ phục linh dược liệu là thân rễ, một số người gọi là củ thổ phục linh hoặc củ khúc khắc. Thân rễ này được thu hoạch quanh năm nhưng để đạt dược tính tốt nhất thường sẽ thu hoạch vào mùa hè. Củ có hình trụ dẹt, kích thước không đều nhau, có các chồi và rễ con mọc ra. Mặt ngoài có màu nâu, lát cắt bên trong có nâu đỏ nhạt hoặc màu trắng, hình dáng hơi tròn dài. Sờ vào có chất bột, lát cắt hơi dai khó bẻ gãy và nhúng nước hơi trơn, dính.
Dược liệu tươi khi đem về sẽ được rửa sạch, cắt bỏ hết rễ con xung quanh và được sơ chế theo cách như:
Hoa thổ phục linh thường nở vào tháng 5, tháng 6 hàng năm và ra quả từ tháng 7, tháng 10. Loài cây thân leo này mọc hoang, thường thấy ở rất nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanmar, Việt Nam, Campuchia.
Ở Việt Nam, thường gặp ở vùng đồi núi, thung lũng, rừng thưa, từ các tỉnh miền núi Tây Bắc và ở dọc dãy Trường Sơn cho đến các tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Khánh Hòa.
Tác dụng của phổ thục linh
Tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm: Khi thử nghiệm trên chuột cống trắng bị phù bàn chân, thổ phục linh đã cho thấy công dụng kháng viêm đáng kể, đồng thời giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng tỷ lệ sống sót của chuột trước cơn phản vệ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng dược liệu này có đặc tính của các hoạt chất chống viêm. Trong đó, chất astilbin giúp ngăn ngừa tích tụ acid uric và xâm nhập vào màng hoạt dịch khớp của các tế bào. Từ đó, giảm tình trạng viêm đối với những người bị gout.
Tác dụng của thổ phục linh ngâm rượu
Chắc hẳn vẫn còn nhiều người thắc mắc’’ thổ phục linh giá bao nhiêu và mua ở đâu’’. Hiện nay, các bạn có thể mua thổ phục linh tại các cửa hàng bán thuốc đông y với mức giá dao động từ 150.000/1kg. Sau đây là một số bài thuốc mà chúng tôi giới thiệu cho các bạn.
7.1. Thổ phục linh giúp lưu thông khí huyết, bổ can thận, khử phong thấp
Bài thuốc: Thổ phục linh 300g, cà gai leo 300g, lá lốt 800g, cỏ xước 300g, quế chi 100g, thiên niên kiện 300g, tất cả đem phơi khô, tán nhỏ, ngâm với 05 lít rượu trắng độ cồn từ 35 - 40 độ trong 7 đến 10 ngày, uống mỗi ngày 02 lần và mỗi lần 30ml.
Tác dụng của thổ phục linh ngâm rượu
7.2. Thổ phục linh trị triệu chứng đau nhức xương khớp, phong thấp, mỏi gối
Bài thuốc 1: Khúc khắc 20g; cốt toái bổ, dây đau xương, tục đoạn, cẩu tích mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc và chia làm 03 lần uống. Nên uống trước bữa ăn 01 giờ.
Bài thuốc 2: Khúc khắc 20g; ngưu tất, ngải cứu, thương nhĩ tử mỗi vị 12g; cỏ nhọ nồi, hy thiêm mỗi vị 16g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc và chia làm 03 lần uống.
7.3. Thổ phục linh trị bệnh thấp khớp
Bài thuốc: Khúc khắc, hy thiêm, thạch cao, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g; ý dĩ, chi mẫu, đan sâm, liên kiều, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi vị 12g; xương truật, quế chi mỗi loại 8g; kê huyết đằng, ngân hoa, tỳ giải mỗi loại 16g; cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc và chia làm 2 - 3 lần uống.
7.4. Thổ phục linh (khúc khắc) chữa đau thần kinh tọa
Bài thuốc: Sử dụng khúc khắc 30g, ngưu tất nam 20g, khoan cân đằng 20g, tầm gửi dâu 20g, cốt toái bổ 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang thuốc và chia làm 03 lần uống.
7.5. Thổ phục linh chữa bệnh tê thấp, đau nhức gân xương
Bài thuốc: Thổ phục linh 20g, củ ráy rừng, đương quy mỗi loại 8g, ráng bay 10g, bạch chỉ 6g. Sắc mỗi ngày một thang, chia làm 2 - 3 lần uống. Nên uống hết thuốc trong ngày.
7.6. Thổ phục linh chữa bệnh vẩy nến
Bài thuốc: Chuẩn bị 80g thổ phục linh, hạ khô thảo nam (cây cải trời) 120g. Đem hai vị này sắc với 02 lít nước đến khi còn một nửa. Chia thuốc làm 04 lần uống sáng, trưa, chiều, tối. Nên kiên trì uống trong 1 - 2 tháng để cảm nhận công dụng của vị thuốc.
7.7. Thổ phục linh giúp kích thích tiểu tiện
Thổ phục linh kích thích tiểu tiện
Bài thuốc: Sử dụng 10 - 20g khúc khắc khô sắc lấy nước uống. Nên uống hàng ngày như trà giúp lợi tiểu.
7.8. Chữa nổi mề đay, chốc lở, mụn nhọt
Bài thuốc: Dùng 15g thổ phục linh, kim ngân 20g, sài đất 40g, sinh địa 20g, cam thảo dây 15g ké đầu ngựa 15g sắc với lượng nước vừa đủ. Khi nước cạn còn một nửa, tắt bếp, chia làm 02 lần uống trong ngày. Nên sử dụng mỗi ngày một thang từ 5 - 7 ngày để thấy công hiệu.
7.9. Chữa giang mai, ngứa dai dẳng
Bài thuốc: Thổ phục linh 40g; ké đầu ngựa, cam thảo dây mỗi vị 15g; vỏ núc nác 30g. Sắc uống ngày một thang.
7.10. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng
Bài thuốc: Thổ phục linh, bồ công anh mỗi vị 16g; nghệ vàng, kim ngân mỗi vị 12g; vỏ bưởi bung, lá độc lực mỗi vị 8g. Sắc nước uống ngày 1 thang.
7.11. Chữa ho do viêm họng, viêm amidan cấp
Bài thuốc: Thổ phục linh 12g; sinh địa, cam thảo dây, mạch môn mỗi vị 12g; sài đất 20g; kim ngân hoa. Sắc nước uống ngày một thang.
7.12. Chữa liệt dây thần kinh số 07 ngoại biên do nhiễm khuẩn
Bài thuốc: Thổ phục linh 12g; kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 16g; xuyên khung, ké đầu ngựa, đan sâm, ngưu tất mỗi vị 12g. Sắc nước uống ngày một thang.
7.13. Thổ phục linh chữa quai bị
Bài thuốc: Thổ phục linh 12g; bồ công anh 16g; sài đất 20g; kinh giới, kim ngân mỗi bị 12g; sài hồ 10g; cam thảo nam, chỉ xác mỗi vị 8g; bạc hà 6g. Sắc các nguyên liệu trên với một lượng nước vừa phải, đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp. Chia nhỏ bữa uống hết trong ngày, mỗi ngày/thang.
Thổ phục linh là một trong những vị thuốc quý thường được sử dụng không chỉ trị bệnh xương khớp đặc biệt bệnh gout, lọc máu, thải độc mà còn được dùng trong điều trị bệnh ngoài da như vảy nến, giang mai, lở loét miệng, mề đay, mẩn ngứa. Trong quá trình sử dụng các bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:
Như vậy, thông qua bài viết trên chắc bạn đã biết về thổ phục linh có tác dụng gì, cách sử dụng thổ phục linh và những lưu ý khi sử dụng. Mặc dù đây là thảo dược nhưng cũng không được quá lạm dụng và dùng kéo dài, chỉ nên dùng để trị bệnh khi được các thầy thuốc tư vấn.