15/03/2023 Nguồn: Cẩm nang làm đẹp Người đăng:
Để tô điểm cho đôi môi, không thể thiếu vai trò đắc lực của son môi. Hầu như chị em nào cũng có cho mình ít nhất vài thỏi son mà mình thích. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng ít ai để ý tới hạn sử dụng của son môi. Các bạn loay hoay không biết làm gì với son hết hạn.Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc son hết hạn thì phải làm sao?
Điểm nhấn cho đôi môi
Son môi được biết đến là một loại mỹ phẩm để tạo điểm nhấn cho đôi môi của bạn. Nó có chứa sắc tố, sáp dầu, chất làm mềm mang đến màu sắc tươi tắn, bảo vệ và nuôi dưỡng đôi môi. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều màu sắc và đa dạng các loại son môi.
Son môi hiện nay được chia thành loại sau:
Chúng ta sử dụng son môi nhưng phần lớn lại không biết son được làm từ gì. Tương tự như những loại mỹ phẩm khác thì son môi cũng chứa các thành phần hóa học để tạo hình son được hoàn chỉnh nhất. Mặc dù son môi cũng được làm từ những thành phần có hại nhưng các nhà nghiên cứu chỉ đưa vào đó một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Son môi chủ yếu là được làm từ một số thành phần cơ bản như: Sáp, dầu, thành phần tạo màu, chất làm mượt, chất chống oxy hóa, chất bảo quản, chất giữ kết cấu, mùi hương và chất điều vị.
Son môi được làm từ những thành phần chính để tạo độ nền cho son đó là dầu, sáp cùng với chất tạo kết cấu. Sáp là một trong số thành phần đóng vai trò chính nhằm tạo nên độ cứng cho son. Sáp được tìm thấy trong son môi chủ yếu là sáp ong và sáp từ dầu khoáng.
Để giúp cho thỏi son của bạn trở nên mượt mà hơn, người ta sẽ sử dụng dầu. Dầu trong son có thể là dầu thực vật có nguồn gốc thiên nhiên như hạnh nhân hoặc bơ như bơ hạt mỡ hoặc dầu khoáng. Dầu trong son là một thành phần chống nước để bảo vệ màu son bền và lâu phai hơn.
Dầu và sáp kết hợp với nhau sẽ tạo thành một nền tảng cho một thỏi son. Chúng được kết hợp cùng với chất tạo kết cấu và nhũ tương để cho ra một thỏi son bền màu, lướt nhẹ trên môi.
Thành phần tạo nên các màu sắc cho son
Chất tạo màu là thành phần tạo nên các màu sắc cho son. Đây là yếu tố rất quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho một thỏi son môi. Màu son chúng ta sử dụng không đơn thuần chỉ là màu đỏ hay màu hồng. Có hàng trăm màu so khác nhau. Nó cũng có thể lấp lánh nhũ hay màu kim tuyến. Thậm chí có những thỏi son đậm lì hay có loại lại trong veo. Nhờ có chất tạo màu mà làm nên đặc điểm.
Chất tạo màu trong son là bột để tạo màu. Đây là thành phần có thể phân tán bên trong dầu nền. Thành phần này có thể hòa quyện cùng với lớp dầu để giúp son lên màu chuẩn hơn. Với những thỏi son cần những hiệu ứng lấp lánh, độ lì cao và mịn như matte thì tùy thương hiệu có thể thêm vào đó một số thành phần khác. Hiệu ứng lấp lánh của son có thể đến từ bột mica và bột ngọc trai. Dòng son lấp lánh thường sử dụng kim tuyến. Còn hiệu ứng lì của son có thể đến từ silica hoặc đất sét.
Bất kỳ một loại mỹ phẩm nào vẫn luôn có chất bảo quản. Bởi nếu không có chất bảo quản thì có thể khiến mỹ phẩm ẩm mốc hoặc nhiễm vi khuẩn,… Đặc biệt là có thể gây hại cho da. Chất chống oxy hóa có trong son còn có vai trò ngăn ngừa sáp và dầu bị hỏng. Một số thành phần như vitamin E Hay BHA có tác dụng chống oxy hóa quen thuộc có trong son môi.
Chính vì trong son môi có chứa chất bảo quản nên son đều có hạn sử dụng. Nếu quá thời gian hạn sử dụng thì chất bảo quản hay chất chống oxy hóa sẽ không làm việc hiệu quả nữa. Thậm chí, một số chất tạo màu có thể bị thay đổi hoạt tính.
Chất tạo mùi hương cũng như chất điều vị như một đặc trưng riêng của từng thương hiệu son môi. Thành phần này có trong son để che bớt những hương vị khó chịu của thành phần dầu và sáp.
Bên cạnh những thành phần chính được chúng tôi kể trên, trong son còn có một số thành phần khác như hoạt chất chống tia UV và hóa chất để tạo độ ổn định màu. Hoạt chất này giúp son lên màu mượt mà hơn. Khi thành phần này kết hợp với thành phần chính, chúng sẽ làm nên một thỏi son với chất lượng hoàn hảo.
Hạn sử dụng của son
Trước khi tìm hiểu son hết hạn thì làm gì chúng ta cùng xem hạn sử dụng của son là bao lâu.
Thỏi son mà chúng ta sử dụng đều có đặc điểm về thành phần, kết cấu và độ bám khác nhau. Vì vậy hạn sử dụng của chúng cũng sẽ không giống nhau. Chẳng hạn như son tint có hạn sử dụng trong khoảng 12 tháng. Son kem hạn sử dụng từ 12-20 tháng. Son lì có hạn dài nhất khoảng 24 tháng,…
Sau đây là hạn sử dụng cụ thể của ba dạng son thường gặp:
Đây là loại son được biết đến có độ lỏng nhất định. Tuy nhiên độ bám dính của son nước lại khá cao. Son nước hay còn được gọi với tên gọi khác là son tint. Vì kết cấu dạng son nước nên có thời hạn sử dụng của nó không dài. Thường chỉ sử dụng được khoảng 1 năm trở lại.
So với những thỏi son khác thì hạn sử dụng của son nước không nhiều nhưng độ bám màu lại cực tốt. Đặc biệt hơn, loại son này còn hạn chế bị dính son khi ăn uống mà không một thỏi son nào sánh bằng. Chính ưu điểm này mà son nước được khá nhiều chị em lựa chọn và săn đón.
Vì là son kem nên kết cấu của nó có đặc hơn một chút so với son nước. Độ lên màu của son kem chuẩn và độ bám màu khá cao, ít gây khô môi.
Hạn sử dụng của dòng son kem cũng tương tự như son nước nhưng được tính từ khi mở nắp son. Khi mở nắp son, không khí bên ngoài sẽ len lỏi vào bên trong gây ra hiện tượng oxy hóa. Từ đó, khiến cho kết cấu và màu son thay đổi, không còn như lúc đầu.
Hạn sử dụng của son thỏi
Đây được đánh giá là một trong 3 loại son có hạn sử dụng đáng kể. Hạn sử dụng của son thỏi lên đến khoảng 2 năm nếu như chúng được bảo quản tốt và đúng cách. Điều này là bởi kết cấu son ở dạng thỏi nên khó bị oxy hóa hơn son kem và son nước. Chính vì thế mà thời gian sử dụng của son thỏi cũng kéo dài hơn.
Mặc dù có hạn sử dụng lâu hơn nhưng độ bền màu và khả năng mềm môi của son thỏi lại kém hơn những dòng son khác.
Bạn có thể căn cứ vào hạn sử dụng của các loại son mà chúng tôi vừa đưa ra để ước chừng thời hạn dùng son. Điều này mục đích tránh việc để son hết hạn sử dụng. Lúc đó lại không biết son hết hạn dùng để làm gì
Nhiều bạn vẫn luôn thắc mắc son môi có hết hạn không? Tất nhiên là son môi sẽ hết hạn vì son môi cũng có hạn sử dụng. Vậy những dấu hiệu nào có thể nhận biết son môi hết hạn sử dụng?
Nhằm giúp bạn biết mình có đang xài son hết hạn hay không, chúng tôi đưa r a cho bạn những dấu hiệu nhận biết. Từ đó có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dễ nhận thấy như:
Khi mới mua về và bóc tem bạn sẽ thấy son có màu rất đẹp, giống với màu được mô tả trên bao bì. Khả năng lên màu của son mới trên môi rất đẹp và thường lâu trôi. Nhưng một khi chúng đã hết hạn thì màu sắc của son lúc này sẽ bị biến đổi. Lúc này nó có thể đậm màu hơn hoặc nhạt đi tuỳ thuộc vào tính chất của cây son. Nếu tiếp tục sử dụng thì chắc chắn bạn sẽ thấy màu son không chuẩn như những ngày đầu sử dụng. Đây là lúc son đã hết hạn rồi. Câu hỏi đặt ra son hết hạn thì phải làm sao? Nếu bạn muốn đảm bảo an toàn thì không nên tiếp tục dùng son hết hạn. Thay vào đó là tìm cách tái chế son hết hạn.
Son có hiện tượng chảy nước
Hiện tượng này thường thấy ở son thỏi. Nếu một ngày nào đó bạn phát hiện son có hiện tượng chảy nước hoặc lấm tấm mồ hôi thì nó là dấu hiệu cho thấy thỏi son của bạn đã hết hạn sử dụng. Hoặc cũng có thể là trong quá trình sử dụng bạn bảo quản không đúng cách. Vậy lúc này son hết hạn thì phải làm sao?
Các loại son chúng ta sử dụng, đặc biệt là son nước thường được thêm mùi vào son. Đó là mùi thơm cực dễ chịu như mùi kẹo ngọt. Tuy nhiên nếu son có dấu hiệu hết hạn thì mùi của son sẽ không còn dễ ngửi như trước. Lúc này có thể xuất hiện mùi ẩm mốc hoặc mùi của chất tạo màu bên trong son bị biến chất. Lúc này bạn băn khoăn dùng son hết hạn có sao không và không biết son hết hạn thì phải làm sao? Chúng tôi khuyên bạn không nên tiếc rẻ mà sử dụng tiếp. Hãy tìm cách sử dụng vào việc khác thay vì sử dụng cho môi.
Son kem và son nước bị vón cục
Son khi mới mua và bóc tem, nó sẽ có bề mặt mềm mượt và phẳng lì trông rất thích mắt. Tuy nhiên khi chúng hết hạn thì bề mặt bắt đầu có những thay đổi. Với son thỏi sẽ xuất hiện các cục li ti còn với son kem và son nước thì sẽ bị vón cục. Lý do này là vì khi hết hạn, các phân tử của son bắt đầu kết dính lại với nhau. Lúc này bạn dễ nhận ra son hết hạn bởi ngoại hình của chúng trở nên dị dạng.
Chúng ta cần quan sát nhưng hiện tượng này để tránh băn khoăn son hết hạn thì phải làm sao?
Chúng ta luôn thắc mắc dùng son hết hạn có sao không? Chúng tôi đưa ra cho bạn những tác hại sau:
Bạn nên nhớ, khi hết hạn, son môi đã bị biến đổi về chất. Lúc này nếu như bạn cố tình tiếp tục sử dụng thì nó chỉ khiến đôi môi mất đi tính thẩm mỹ mà thôi. Ngoài ra, khả năng bám của son cũng bị giảm xuống. Thậm chí khi đánh còn có hiện tượng son bị vón cục và khiến cho môi bạn khô. Sau đó sẽ tạo thành những lớp vảy lởm chởm rất khó chịu.
Khi bạn thắc mắc vấn đề dùng son hết hạn có sao không thì đây chính là tác hại đầu tiên mà bạn có thể gặp phải. Đó là hiện tượng môi bị khô, bong tróc. Đồng thời son vón cục và màu lên không chuẩn
Dùng son môi hết hạn
Một tác hại khác nghiêm trọng hơn khi dùng son môi hết hạn đó là môi bị kích ứng hoặc gây viêm. Do sự biến đổi về chất của son môi khi hết hạn đã làm cho vi khuẩn phát triển nhanh. Vì vậy, khi bạn đánh nó lên môi, chúng sẽ tấn công vào lớp biểu bì trong môi. Sau đó có sự lan truyền vào khoang miệng gây hiện tượng kích ứng và viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn còn đem theo chất độc hại vào khoang miệng và tấn công bộ phận khác của cơ thể. Lâu dần có thể gây ung thư.
Son hết hạn là tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Nếu bạn cố gắng tiếp tục sử dụng loại son đó trong một khoảng thời gian dài có thể gây 1 số bệnh như: viêm ruột, bệnh về đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng vết thương,…
Sử dụng son hết hạn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho môi và sức khỏe. Vậy son hết hạn thì phải làm sao? Đa số bạn sẽ bỏ chúng đi khi nghe thấy tác hại nó có thể đem đến cho mình. Tuy nhiên, sau khi phát hiện son hết hạn thì bạn cũng đừng vứt chúng ngay nhé. Bạn vẫn có thể sử dụng nó vào những công việc khác đấy! Vì thực tế nếu như bạn không dùng cho môi thì bạn có thể tận dụng nó vào một số việc hữu ích khác. Sau đây là những cách tái chế son hết hạn sử dụng:
Nếu bạn không biết son hết hạn thì phải làm sao thì hãy xem những gợi ý của chúng tôi.
Mẹo đầu tiên là bạn có thể tận dụng thỏi son đã hết hạn mang đi tẩy đồ nhé. Son có thể sử dụng để tẩy vết bẩn đồ đạc cực kỳ hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng một cái khăn sạch và phết son lên. Thực hiện động tác lau đi lau lại chỗ dính bẩn. Sau đó sử dụng khăn ẩm để lau lại là sạch bong.
Đánh dấu đồ đạc bằng son hết hạn cũng đặc biệt hữu ích với các chị em thích may vá hoặc thiết kế đồ handmade. Thay vì sử dụng phấn màu để kẻ lên vải như bình thường thì bạn cũng có thể sử dụng son hết hạn đánh dấu. Ngoài ra, có thể viết son lên thiệp cũng rất đẹp. Cách tận dụng này giúp bạn giải tỏa băn khoăn son hết hạn thì phải làm sao?
Bạn luôn lo lắng son hết hạn thì phải làm sao? Tuy nhiên, với son hết hạn thì bạn có thể tận dụng nó để làm son dưỡng. Dù cách này khá mất công và tốn thời gian. Hãy cho thỏi son đã hết hạn vào nồi và thêm một chút vaseline sau đó nấu chảy. Vi khuẩn sẽ bị nhiệt độ cao giết chết trong son hết hạn. Sau đó bạn để dung dịch vào hộp và đợi đông lại là đã có một lọ son dưỡng.
Bảo quản son đúng cách
Để son kéo dài được hạn sử dụng, bạn cần bảo quản đúng cách. Đừng để phải thốt lên son hết hạn thì phải làm sao? Hãy tham khảo những cách sau của chúng tôi để son giữ được lâu hơn:
Chúng ta hay có thói quen cho mỹ phẩm vào trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp vì nghĩ sẽ tăng hiệu quả sử dụng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên bỏ son vào tủ lạnh. Nguyên nhân là do son dễ bị phá vỡ kết cấu khi ở nhiệt độ quá thấp. Do đó, dẫn đến hư hỏng sớm hơn mong đợi. Nhiệt độ mà bạn nên duy trì bảo quản son là ở mức 26 độ C.
Nếu để son tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến son bị thoát dầu và đổ mồ hôi. Đặc biệt là những sản phẩm có thành phần thiên nhiên, không chứa chất bảo quản và chất ổn định. Để son đảm bảo chất lượng tốt thì bạn nên tránh để vào những nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
Để tránh việc gây hư hỏng cho son thì bạn tuyệt đối không dùng chung với người khác. Điều này để kéo dài hạn sử dụng của son. Hãy sử dụng 1 cách an toàn và tránh hiện tượng son hết hạn thì phải làm sao?
Chú ý tránh tô son ngay sau khi ăn vì nó là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và làm hỏng son. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh môi thật sạch mới dùng son.
Với mỹ phẩm, đặc biệt là son môi xuất khẩu từ Mỹ hiện không có một yêu cầu cụ thể nào đối với nhà sản xuất về vấn đề in hạn sử dụng trên bao bì theo luật pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhà sản xuất vẫn có trách nhiệm về sự an toàn của sản phẩm. Vì vậy, theo tiêu chuẩn quốc tế, những dòng sản phẩm mỹ phẩm của Mỹ đều có thông tin về hạn sử dụng trên bao bì.
Mỹ phẩm của Nhật Bản thường xuyên thay đổi về bao bì và công thức nhất. Luật pháp hiện hành tại đây cũng không yêu cầu phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng trên sản phẩm. Vì vậy, việc ghi thông tin những sản phẩm có thời hạn sử dụng dưới 3 năm là không cần thiết. Có thể căn cứ vào thiết kế lại sản phẩm để khách hàng biết được sản phẩm đó sản xuất thời điểm nào, mẫu mã sản xuất cũ và mới.
Thông thường, mỹ phẩm nói chung hay son môi nói riêng xuất xứ từ Hàn Quốc chỉ ghi ngày sản xuất và không ghi hạn sử dụng. Ngoài ra, thông tin về lô sản xuất sản phẩm đó được ghi theo thứ tự “năm / tháng / ngày”. Cách ghi này có sự khác biệt so với cách viết của tiếng Việt.
Thông tin liên quan đến hạn sử dụng của các sản phẩm mỹ phẩm Pháp thường được ghi trên bao bì hai thông tin: PAO (là thời hạn tốt nhất sau khi mở) và best-by date (là thời hạn tốt nhất theo ngày).
Những sản phẩm có thời hạn sử dụng 30 tháng trở xuống thì trên bao bì chỉ ghi hạn sử dụng. Cụ thể ghi “tháng / năm” hoặc “ngày / tháng/ năm”. Còn đối với những sản phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng thì sẽ hiển thị “ngày hết hạn sau khi mở nắp” cùng ký hiệu M (tháng) hoặc Y (năm) trên bao bì.
Quy cách ghi hạn sử dụng của mỹ phẩm xuất xứ từ Nga tương đối giống với Pháp. Trên bao bì sản phẩm, các nhà sản xuất sẽ cung cấp thông tin về lô sản xuất để bạn tra cứu khi cần thiết. Những quy định về việc ghi hạn sử dụng khu vực EU khá khắt khe. Do đó, tất cả sản phẩm nếu không được chú thích nhãn dán rõ ràng thì sẽ không đưa ra thị trường.
Lựa chọn son môi chính hãng
Việc nhận biết thỏi son mình dùng hết hạn chưa là điều không hề khó. Những dấu hiệu mà chúng tôi nêu trên bạn có thể căn cứ vào đó. Bên cạnh đó, việc bảo quản đúng cách cũng vô cùng quan trọng. Hãy bảo quản son trong điều kiện môi trường thoáng mát, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Ngoài ra, hãy lựa chọn những thỏi son có thương hiệu để mua. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn về tính thẩm mỹ cùng sự an toàn trong việc sử dụng chúng hàng ngày. Tránh tiền mất tật mang.
Chúng tôi đã cung cấp thông tin về vấn đề son hết hạn thì phải làm sao. Ngoài ra, chị em cũng cần tìm hiểu thêm về cách để chăm môi khoa học. Bởi dù son môi có đẹp và tốt đến đâu thì nó cũng là loại mỹ phẩm dễ gây hại nếu không biết cách sử dụng khoa học. Một số cách để bạn chăm sóc môi tại nhà và áp dụng sau khi thoa son màu như sau:
Bạn nên loại bỏ sạch lớp son môi vào cuối ngày. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại sản phẩm dùng để tẩy trang như tẩy trang dạng nước hoặc dầu chuyên dụng. Bạn có thể dùng cho toàn bộ khuôn mặt kể cả đôi môi và mắt. Do đó bạn hãy tẩy đi lớp son môi bằng loại tẩy trang chuyên dụng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ đảm bảo đôi môi của bạn không còn một lớp hóa chất nào.
Không chỉ mặt, môi cũng cần tẩy da chết. Hãy sử dụng sản phẩm chuyên dùng để tẩy da chết cho môi. Tẩy da chết sẽ đảm bảo môi được tái tạo sau một thời gian dùng son thường xuyên.
Để môi luôn căng bóng, bạn nên dưỡng ẩm cho nó. Sử dụng son màu rất dễ làm môi khô, thậm chí là thâm sạm. Son càng lâu trôi thì khả năng khiến môi bị thâm càng cao. Để hạn chế tình trạng khô và thâm môi, bạn cần dùng sản phẩm dưỡng môi tiêu biểu như Vaseline Lip.
Lựa chọn son từ những thương hiệu uy tín là điều bạn cũng không nên bỏ qua để bảo vệ môi. Bởi những dòng son đó đã được kiểm định về chất lượng cũng như sự an toàn. Không nên ham rẻ hoặc tiếc tiền để lựa chọn những dòng son trôi nổi trên thị trường. Một số thương hiệu son uy tín bạn có thể chọn như: Nivea, DHC hay Dior,…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề son hết hạn thì phải làm sao được Newway Mart chia sẻ. Hy vọng với những kiến thức đó bạn có thể áp dụng để sử dụng son môi một cách hợp lý và an toàn.