Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng gì? Cách rửa mặt bằng lá trầu không

13/01/2023 Nguồn: Cẩm nang làm đẹp Người đăng: Thu Hà

5/5 trong 2 Đánh giá

|
859 Lượt xem

Lá trầu không có thể trị nám và tàn nhang hiệu quả nhờ chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbs và nhiều dưỡng chất khác như canxi, kẽm. Ngoài ra, loại lá này còn có tác dụng kỳ diệu như một loại sữa rửa mặt giúp loại bỏ mụn hiệu quả. Vậy nên, hôm nay hãy cùng Cẩm nang làm đẹp Newway Mart tìm hiểu xem “Rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng gì? Cách rửa mặt bằng lá trầu không” bạn nhé!

1. Lá trầu không là gì? Các thành phần có trong lá trầu không

Các thành phần có trong lá trầu không

Các thành phần có trong lá trầu không

Người dân Việt Nam đã khá quen thuộc với lá trầu không, là một loại lá cây xuất hiện ở cả trong đời thực lẫn trong thơ ca, nhạc họa,... Nhân dân ta thời xưa thường dùng lá trầu không và trái cau đã bổ để làm một loại thuốc để nhuộm đen răng.

Lá trầu không còn được gọi với nhiều cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng, trầu bà,... là loại thân bò, có cành và rễ hình trụ. Lá trầu không có hình tim tròn thỉnh thoảng có thể mất cân đối. Vào ngày rằm tháng giêng, người ta thường hái lá trầu để ăn, trầu cau hay xuất hiện trong các lễ cúng tổ tiên, ngày rằm,… hay những dịp trọng đại như cưới hỏi.

Cách thành phần có trong lá trầu không:

Nước, protein, lipid, muối khoáng, chất xơ, cacbohidrat, canxi, sắt, vitamin A. Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, caroten, axit ascorbic, tinh dầu,...

Tiếp theo dưới đây, Newway Mart gửi đến bạn tác dụng của lá trầu không, và rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng như nào cho làn da của chị em.

2. Rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu khoa học, trong 100g lá trầu có chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu có đặc tính kháng khuẩn mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn, bao gồm tụ cầu, phế cầu, liên cầu và trực khuẩn Coli, cũng như nhiều loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tốt là vậy, nhưng bạn có thắc mắc nếu Rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng gì? không. 

Nếu không may sở hữu một làn da kém mịn màng với tình trạng mụn viêm xuất hiện liên tục, nếu bạn rửa mặt bằng nước lá trầu không, những thành phần có trong lá trầu không sẽ giúp bạn tạm biệt “chúng” mãi mãi, lấy lại làn da mịn màng. Rửa mặt bằng lá trầu không trị mụn, giúp da kháng khuẩn và tăng sức đề kháng cho da bị viêm.

3. Cách rửa bằng lá trầu không

Cách rửa bằng lá trầu không

Cách rửa bằng lá trầu không 

3.1. Cách rửa mặt bằng lá trầu không

Chị em chuẩn bị một ít lá trầu không mới và đảm bảo cùng một chút muối.

Xử lý nguyên liệu rửa mặt bằng lá trầu không: Đầu tiên lá trầu được rửa sạch trong nước, sau đó phơi khô. Lá trầu tươi cho vào máy xay cùng vài hạt muối, ít nước sạch, xay nhuyễn. Sau đó lọc hỗn hợp qua 1 rây để lấy nước lá trầu, sau đó có thể được sử dụng để rửa mặt.

Cách dùng: Rửa sạch mặt với loại sữa rửa mặt loại dịu nhẹ, thấm khô rồi thoa hỗn hợp nước cốt lá trầu không và muối lên. Dùng ngón tay massage nhẹ nhàng hỗn hợp này lên vùng da cần dị mụn hoặc làm sạch.

Sử dụng hỗn hợp nước trầu này 1-2 lần một tuần. Bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt nhanh chóng so với trước đây.

3.2. Cách rửa lá trầu không cho vùng kín

Lá trầu không có tính ấm, nồng, cay nóng, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và khử trùng tuyệt vời. Những đặc tính này giúp nó có khả năng ngăn chặn vi trùng và nấm, ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào vùng kín của phụ nữ. Lá trầu không còn có tác dụng trị ngứa, khử mùi hôi, làm vết thương mau lành. Do đó, nhiều người quan tâm đến cách rửa lá trầu không cho vùng kín để giảm ngứa “cô bé”.

  • Cách rửa lá trầu không cho vùng kín

Bước 1: Lá trầu rửa sạch, đun sôi với 2 lít nước để nguội. Nước đun xong để nguội. Giữ nước và vứt lá đi.

Bước 2: Đầu tiên, bạn rửa kỹ vùng kín bằng nước sạch.

Bước 3: Lau nhẹ nhàng vùng kín bằng khăn đã thấm nước trầu không. Tránh thụt rửa sâu vì làm như vậy rất dễ dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương âm đạo khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Bước 4: Rửa lại với nước một lần nữa, sau đó lau khô bằng khăn mềm.

4. Rửa mặt bằng lá trầu không có tốt không?

Không chỉ là những lợi ích đến sức khỏe, lá trầu không khi dùng làm nước rửa mặt có thể mang đến khả năng kháng lại hắc tố melanin giúp trị nám và tàn nhang hiệu quả do chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbs và nhiều khoáng chất khác như kẽm, canxi.

Trị mụn, trị nám, trị tàn nhang và làm trắng da là một số công dụng của lá trầu không trong việc chăm sóc da.

Ngoài những điều đã đề cập ở trên. Lá trầu không còn có thể loại bỏ chứng hôi miệng bằng cách nhai lá trầu không, cách này cũng giúp giảm đau răng hiệu quả.

Để giữ sạch răng miệng và hơi thở thơm tho, bạn cũng có thể đun lá trầu không với nước rồi lọc lấy nước súc miệng mỗi ngày.

Ngoài ra, hỗn hợp muối và lá trầu cũng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do nấm men hoặc nấm viêm nhiễm ở những bộ phận thường xuyên ẩm ướt như vùng kín.

Vậy nên, để trả lời cho “Rửa mặt bằng lá trầu không có tốt không?” chúng tôi xin khẳng định là điều này tốt nếu bạn kiên trì sử dụng và có liều lượng hợp lý nhé.

5. Lưu ý khi rửa mặt bằng lá trầu không

Lưu ý khi rửa mặt bằng lá trầu không

Lưu ý khi rửa mặt bằng lá trầu không

Ngoài ra, Chị em cũng nên chăm sóc cả “thế giới bên trong” để duy trì cơ thể đẹp từ trong ra ngoài:

  • Trong dân gian, trầu không là một loại lá rất đặc trưng nhưng bạn không nên tùy tiện sử dụng. Việc sử dụng không phù hợp sẽ dẫn đến tác hại không thể khắc phục như tế bào da bị nhiễm độc (tăng sắc tố hoặc giảm sắc tố). 
  • Ngoài ra, ngay cả khi là sản phẩm tự nhiên không chứa chất độc hại và lành tính, thì lá trầu vẫn hoàn toàn có thể gây kích ứng da, vì vậy tốt nhất bạn nên thử trên da sau tai trước khi sử dụng trên mặt để tránh kích ứng.
  • Một lưu ý nữa là lá trầu rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên sau khi đắp mặt nạ, bạn nên che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài. Bạn cũng nên tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn và ánh nắng trực tiếp để tránh tình trạng nám, mụn, tàn nhang tái phát.
  • Lá trầu không có khả năng kháng khuẩn đặc biệt mạnh. Vì vậy, chỉ nên sử dụng lá trầu không một hoặc hai lần mỗi tuần. Nếu bạn sử dụng thường xuyên, nó sẽ bào mòn da, khiến da yếu hơn và dễ bị các yếu tố môi trường (nắng, gió…) tác động lên màu da.
  • Thoa nước hoa hồng sau khi rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng giúp da giữ được độ ẩm thích hợp, mịn màng và hoạt động hiệu quả hơn. Mang đến cho bạn làn da tươi trẻ, mịn màng. trắng sáng không còn mụn “tấn công” da nữa.

Kết luận: 

Vậy trên đây là “Rửa mặt bằng lá trầu không có tác dụng gì? Cách rửa mặt bằng lá trầu không” mà Cẩm nang làm đẹp gửi đến bạn. Chúng tôi mong bạn có thể có được là da mịn màng, trắng sáng, không còn nỗi lo về mụn!

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo