12/01/2023 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:
Cây ngưu bàng là một loại thực phẩm ngon đồng thời nó cũng có tác dụng dược tính để điều trị bệnh. Nhiều người đặt ra câu hỏi thắc mắc cây ngưu bàng là cây gì? Hình dạng ra sao và tác dụng của cây ngưu bàng như thế nào? Bài viết sau của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé.
Ngưu bàng hay còn gọi là ngưu bàng tử là một loại cây thuốc quý. Ngưu bàng là cây sống hằng năm hay 2 năm, cao khoảng từ 1-1,5m. Phía trên thân phân thành nhiều cành. Lá mọc thành chùm hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to, bản rộng, hình tim, đường kính tới 40-50cm, cuống lá dài, mặt dưới của lá mang nhiều lông trắng. Hoa tựa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính từ 2-4cm, cánh hoa có màu hơi tím. Quả bé và có màu xám nâu hơi cong. Mùa hoa vào tháng 6-7, mùa quả từ tháng 7-8. Rễ cây ngưu bàng phát triển thành nhánh (rễ non) và có thể sâu từ 45–50 cm và đường kính 3–6 cm. Rễ có hình trụ, vỏ mỏng màu nâu, bên trong thay đổi từ màu trắng đến màu trắng hơi vàng tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch từ 8 đến 12 tháng.
Đặc điểm, phân bố
Giống cây ngưu bàng mới được di thực từ Trung Quốc sang nước ta mấy năm nay (1959). Ngay ở Trung Quốc, nguồn cung cấp chủ yếu cũng do trồng cây này mà có ít thu nhập ở những cây mọc hoang. Trong đợt điều tra dược liệu Lào Cai (dãy Hoàng Liên Sơn) vào 7-1967, đoàn điều tra đã phát hiện ở vùng cao nguyên Bát Xát có hình ảnh cây ngưu bàng mọc hoang. Vào các tháng 8-9, khi quả chín hái về, đập lấy quả, phơi khô là sử dụng được. Khi hái nên đeo găng tay để khỏi bị gai ở quả đâm vào tay. Nếu dùng rễ cây thì hái vào mùa xuân năm thứ hai, trước khi ra hoa, nếu không thì rễ sẽ bị xơ nhiều và mất hết tác dụng. Hái quả vào tháng 8-9 thì cần gieo ngay, hạt mọc mới tốt, sau khi gieo 18 tháng, tức là vào mùa xuân năm sau, đào rễ về, rửa sạch và thái thành từng miếng dài 2cm, phơi hay sấy cho thật khô để không bị mốc hỏng
Thành phần chủ yếu trong củ ngưu bàng có chứa 23 - 30% chất béo, một glycoz gọi là Actiin.
Tác dụng trong y học
Ngưu bàng là loại cây mang lại rất nhiều tác dụng trong y học. Từ củ ngưu bàng đến rễ ngưu bàng đều có thể chế biến thành những vị thuốc quý.
Ngưu bàng có vị cay, đắng, có tính hàn.
Quyy kinh
Quy vào kinh Phế và Vị.
Công năng
Ngưu bàng được đánh giá cao về những hoạt động giúp tăng cường sức khỏe. Thông tin tổng hợp cho thấy rằng cây ngưu bàng có hiệu quả chống lại các bệnh khác nhau.
Trong y học cổ truyền, rễ cây ngưu bàng có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút, thấp khớp, lở loét, mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến và giúp bổ phế.
Nó là một thành phần của một số loại mỹ phẩm, dầu gội đầu và những sản phẩm chăm sóc tóc.
Người Trung Quốc cũng sử dụng những phần của ngưu bàng khô như một lợi tiểu và một chất làm sạch máu. Nó có công dụng làm sạch máu bằng cách loại bỏ chất độc nguy hiểm.
Nhiều báo cáo trong tài liệu đã chứng minh được một loạt các ứng dụng lâm sàng có thể có trong loại thảo mộc này, bởi tính chống viêm, chống ung thư, chống đái tháo đường và tác dụng kháng khuẩn và kháng vi rút. Cụ thể là:
Ung thư là căn bệnh có nhiều khía cạnh và thách thức về mặt điều trị. Các nhà nghiên cứu hiện đang tập trung vào những sản phẩm tự nhiên để tìm các phân tử với hoạt tính sinh học có kết quả lâm sàng đáng kể, làm giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.
Theo các báo cáo cho thấy, chiết xuất từ rễ cây ngưu bàng có tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể con người khỏi các chất độc hại và giảm đột biến tế bào. Từ đó giúp làm giảm khả năng gây ung thư. Nghiên cứu của Miyamoto và cộng sự chỉ ra được rằng chất Tanin được tìm thấy trong rễ cây ngưu bàng gây ra những phản ứng của đại thực bào, ức chế sự phát triển của khối u gây ung thư.
Trong một nghiên cứu khác cũng phát hiện ra được rằng ngưu bàng có "tác dụng ức chế mạnh" đối với sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô tuyến tụy gây ra. Mặc dù cần phải nghiên cứu thêm để có thể xác định tác dụng đầy đủ của ngưu bàng đối với những loại ung thư và khối u, đây vẫn là một phát hiện đáng chú ý.
Rễ cây có tác dụng chống đái tháo đường
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng rễ hoặc quả cây ngưu bàng có thể có tác dụng giúp hạ đường huyết. Sitosterol-beta- D'Glucopyranoside được xem là hoạt chất mạnh nhất có hiệu quả trong các hoạt chất được tìm thấy trong rễ của cây ngưu bàng để điều trị đái tháo đường và béo phì.
Ngoài ra, chất Inulin, một loại carbohydrate tự nhiên trong rễ của ngưu bàng, có thể hoạt động trên các thụ thể bề mặt tế bào giúp giữ mức đường huyết không đổi, do đó cải thiện được khả năng dung nạp mức đường huyết cao.
Trà ngưu bàng cũng cho thấy tiềm năng trong việc giảm béo phì và cải thiện những chỉ số mỡ máu trên động vật.
Ngưu bàng được cho là có liên quan đến việc giảm đáng kể tăng cân và giảm tích tụ mỡ trắng các mô trong chế độ ăn có nhiều chất béo gây ra chuột béo phì (Han và cộng sự).
Hiện nay, mối đe dọa ngày càng nguy hiểm từ vi sinh vật kháng thuốc đang đòi hỏi một nỗ lực toàn cầu để khám phá ra các giải pháp mới, dựa trên các sản phẩm tự nhiên thu được từ thực vật. Thuốc thảo dược đã được sử dụng giúp điều trị các bệnh truyền nhiễm từ những thời kỳ đầu của nhân loại.
Được chiết xuất từ rễ cây ngưu bàng là axit chlorogenic cho thấy đem lại hiệu quả đáng kể đối với vi khuẩn Klebsiella pneumoniae theo cơ chế đó là ức chế β-lactamase của vi khuẩn. Hơn nữa, Rajasekharan và cộng sự đã báo cáo rằng axit chlorogenic ức chế màng sinh học hình thành do nấm Candida albicans và vi khuẩn Escherichia coli.
Các thành phần khác của rễ ngưu bàng cũng chứng minh hoạt tính kháng vi-rút. Các thành phần phenolic gồm: axit caffeic và axit chlorogenic có tác dụng ức chế mạnh đối với herpesvirus (hay HSV-1, HSV-2) và adenovirus (hay ADV-3, ADV-11).
Rễ ngưu bàng đã được chứng minh là chứa nhiều loại chất chống oxy hóa mạnh, gồm quercetin, luteolin và axit phenolic.
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi hư hại do các gốc tự do. Chúng có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa một số tình trạng sức khỏe khác nhau.
Chất chống oxy hóa cũng có tác dụng giảm viêm. Một nghiên cứu cũng cho thấy rễ cây ngưu bàng làm giảm các dấu hiệu viêm trong máu ở bệnh nhân viêm xương khớp.
Một trong những công dụng phổ biến nhất của rễ cây ngưu bàng là giúp thanh lọc máu. Các bằng chứng gần đây đã phát hiện ra rễ ngưu bàng có chứa các thành phần hoạt tính trong hệ thống rễ có thể loại bỏ độc tố khỏi máu.
Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng rễ ngưu bàng đem lại hiệu quả giải độc máu và thúc đẩy tăng cường lưu thông trên các bề mặt da.
Thành phần Polyphenol trong rễ ngưu bàng có tác dụng sát trùng, kháng viêm, chống oxy hóa và chống lão hóa. Chính vì vậy, hoạt chất này có thể giúp giảm nhanh các vết mụn đang sưng viêm mà không để lại sẹo. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của rễ cây có thể giúp giải quyết các vấn đề về da khi bôi tại chỗ.
Bên cạnh đó, hoạt chất này giúp tuyến bã nhờn trên da hoạt động tốt, giảm nguyên nhân gây mụn mới.
Kẽm có trong chiết xuất rễ ngưu bàng giúp cho việc thúc đẩy và phân chia tế bào, tăng cường sức đề kháng cho da, làm hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi bị mụn. Công dụng của kem đối với da mụn đó là tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và tránh tình trạng viêm nhiễm khi bị mụn.
Vitamin B7 (hay Biotin) hỗ trợ giúp giảm tình trạng viêm da, tiết bã nhờn của mụn trứng cá ở độ tuổi dậy thì. Đây là một trong những thành phần quan trọng được dùng trong hầu hết các dòng sản phẩm ngừa mụn hiện nay.
Cũng có bằng chứng cho thấy rằng rễ cây ngưu bàng có thể giúp điều trị nhọt, chàm, một số trường hợp bị mụn trứng cá và mày đay, và hầu hết những bệnh ngoài da khác.
Hướng dẫn cách dùng cây ngưu bàng
Các sản phẩm tự nhiên đã được sử dụng trong điều trị tình trạng bệnh lý mãn tính khác nhau của con người do chúng rất giàu chất chống oxy hóa.
Liều dùng của rễ cây ngưu bàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần phải quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Trong y học cổ truyền thường kết hợp những loại dược liệu khác nhau vào chế độ ăn uống để tạo ra công thức nấu ăn ''lành mạnh'' để đạt được hương vị ngon hơn, hơn thế vẻ ngoài hấp dẫn và cải thiện kết cấu của thực phẩm, quan trọng nhất là nâng cao sức khỏe. Một món ăn chế biến từ ngưu bàng rất tốt cho sức khỏe đó là canh dưỡng sinh ngưu bàng.
Có một số dạng rễ ngưu bàng khác nhau gồm:
Lưu ý khi sử dụng
Cũng như những loại thảo mộc khác, ngưu bàng cũng có tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến nhất của ngưu bàng là gây viêm da tiếp xúc. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng chất bổ sung từ ngưu bàng, chỉ nên dùng với lượng vừa phải.
Ngưu bàng được coi là thực phẩm an toàn để ăn, nhưng bạn chỉ nên mua nó từ những người bán uy tín.
Các đối tượng đặc biệt cần lưu ý:
Có một số nghiên cứu hạn chế hoặc không có sẵn về vấn đề sử dụng rễ ngưu bàng cho trẻ em và tính an toàn chưa được nghiên cứu ở trẻ em. Do đó, bạn không bao giờ nên cho trẻ ăn rễ cây ngưu bàng trừ khi có sự giám sát của nhà cung cấp về dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Rễ ngưu bàng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, vì vậy bạn không nên sử dụng nó nếu bị mất nước. Bạn cũng không nên sử dụng nếu bạn cũng đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc nước khác, vì có thể làm tăng tình trạng mất nước.
Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cố gắng mang thai cũng không nên dùng rễ cây ngưu bàng hoặc các chất bổ sung.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích về tác dụng của cây ngưu bàng. Bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm từ cây ngưu bàng chính hãng, đảm bảo chất lượng tại Newway Mart. Chúng tôi chuyên cung cấp và vận chuyển trên toàn quốc, giao hàng tận nơi giúp khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn sản phẩm của chúng tôi. Để mua được sản phẩm từ cây ngưu bàng chính hãng bạn có thể đặt hàng Online qua website www.newwaymart.vn hoặc có thể ghé trực tiếp qua địa chỉ:
Địa chỉ: Tòa nhà Newway, Số 31/76 An Dương, Tây Hồ, Hà Nội
Email: info@newwaymart.vn