01/02/2023 Nguồn: Cẩm nang làm đẹp Người đăng:
Ớt là một gia vị kích thích các bữa ăn trong gia đình bạn ngon hơn mà ai cũng biết. Nhất là vào mùa đông thì ăn ớt mang lại cho bạn cảm giác ấm áp hơn. Tuy nhiên những ai đang trong quá trình điều trị mụn thì lại rất quan ngại việc ăn ớt có nổi mụn không? Vậy việc ăn ớt nhiều có phải là một trong những “hung thủ” gây mụn cho bạn không?
Nỗi lo ăn ớt nổi mụn
Ăn ớt có nổi mụn không hay ăn ớt chuông có nổi mụn không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vì sao làn da chúng ta lại nổi mụn.
Lỗ chân lông trên bề mặt da chúng ta có chức năng đào thải bã nhờn, mồ hôi cũng như độc tố. Tuy nhiên theo thời gian, nếu làn da của bạn không được vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo cơ hội cho bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm và tế bào chết đọng lại trong lỗ chân lông. Đây chính là thời cơ rất thuận lợi để những vi khuẩn gây mụn phát triển. Làm cho da của chúng ta bị viêm nhiễm, sưng đỏ do mụn gây ra.
Để làm rõ thực hư việc ăn ớt có nổi mụn không thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu vì sao da bạn nổi mụn.
Theo nghiên cứu của chuyên gia về da liễu Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology, mụn thực chất là bệnh lý về da hình thành từ việc viêm nhiễm trong cách ăn uống, làm việc. Từ đó có thể gây ra viêm nhiễm dẫn đến tình trạng da nổi mụn.
Bên cạnh đó việc vệ sinh không sạch sẽ các bụi bẩn từ bên ngoài, tuyến mồ hôi bã nhờn cũng sẽ khiến da bạn bị nổi mụn. Làm cho vi khuẩn Cutibacterium acnes phát triển khiến cho da viêm nhiễm hình thành những nốt mụn sưng đỏ, mụn mủ.
Tuy nhiên, ớt cũng có tác dụng kháng viêm trong một số món ăn vì chứa hoạt chất Capsaicinoid. Chính vì vậy ăn ớt chưa phải là nguyên nhân chính gây nổi mụn.
Từ đó, chúng ta trả lời được thắc mắc ăn ớt chuông có nổi mụn không rồi chứ?
Ăn ớt chuông thường không gây ra mụn trên da cho phần lớn người. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với ớt chuông hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác, bạn có thể phản ứng bằng cách có một số dấu hiệu như mẩn đỏ, ngứa ngáy, hoặc phát ban.
Các loại ớt chuông thường được sử dụng trong các món ăn như salad, nước sốt, nấu canh, nấu mì, và nhiều món khác. Nếu bạn có da nhạy cảm hoặc bị dị ứng với ớt chuông, bạn nên tránh tiếp xúc với nó. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng và tìm kiếm lời khuyên y tế từ bác sĩ của mình.
Ăn ớt chuông có nổi mụn không?
Câu trả lời mà chúng tôi gửi tới các bạn là không nên nhé! Nếu như ớt không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn thì vì sao những món ăn cay lại đem đến tình trạng mụn?
Lý do phải kể đến là những món ăn cay thường chế biến khá mặn. Chẳng hạn như lẩu thái, snack cay,…đều chứa hàm lượng muối cao. Mà muối lại là tác nhân gây mụn. Vì thế, bạn bị nổi mụn sau khi ăn món cay không phải đến từ ớt mà còn nhiều thành phần khác điển hình là muối.
Nếu bạn là người thích ăn ớt nhưng có nhiều lo lắng về tác động xấu đến da thì đây sẽ là tin vui cho bạn. Bởi ớt mang lại rất nhiều lợi ích khi ăn lượng vừa đủ. Bạn cũng không cần lo ăn ớt chuông có bị nổi mụn không nhé! Việc ăn ớt điều độ và không quá cay sẽ mang lại những lợi ích nổi bật như:
Quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta sẽ hoạt động chậm lại khi bị lão hóa hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh hằng ngày. Ớt là loại thực phẩm được nghiên cứu sẽ là tác nhân thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể tốt hơn nhờ hợp chất Capsaicin.
Ớt có vị cay mà khó có một thực phẩm nào có thể thay thế được. Vị cay của ớt có thể dễ dàng xóa sạch được vị ngọt. Chính vì thế mà bạn hạn chế được cơn thèm ngọt khi ăn những món cay. Đây cũng là một yếu tố tuyệt vời giúp bạn kiểm soát được cân nặng một cách tự nhiên.
Thành phần có lợi cho sức khỏe trong quả ớt
Bảo vệ bao tử nghe có vẻ bất hợp lý khi chúng ta nói về tác dụng của ớt. Tuy nhiên thực tế là hoạt chất Capsaicin trong quả ớt có khả năng kiềm axit trong bao từ vô cùng tốt. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dùng ớt có thể giúp chống lại bệnh loét dạ dày.
Tuy nhiên một điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là những người đang mắc bệnh viêm loét đại tràng IBD, hội chứng ruột kích thích hoặc chứng khó tiêu Dyspepsia thì cần hạn chế ăn cay.
Theo một nghiên cứu tại Úc thì ăn ớt cay thường xuyên sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng insulin trong máu. Đây là tác dụng có ích với bệnh nhân tiểu đường. Theo thống kê, người ăn ớt đã giảm tới 60% lượng đường huyết so với nhóm những bệnh nhân không có thói quen ăn ớt cay. Do vậy đây là một loại gia vị không nên bỏ đối với người đang bị bệnh tiểu đường.
Trong ớt có chứa Capsaicin. Đây không chỉ là một chất chống ung thư mà còn giảm đau hiệu quả. Nó có nguyên lý hoạt động giống thuốc tê. Do đó, khi ăn cảm giác đau của bạn sẽ không truyền được xung nhịp lên hệ thần kinh. Nhờ vậy, cơ thể sẽ giảm xuất hiện đau nhức khó chịu.
Ngoài ra, capsaicin trong ớt còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Tinh chất này được nghiên cứu trong một số loại kem bôi ngoài da. Tiêu biểu là kem bôi giúp giảm đau nhức xương khớp hoặc vùng thắt lưng.
Hạn chế ăn ớt để không nóng trong
Tính cay nóng của ớt có khả năng sát trùng khá cao. Hơn nữa những thực phẩm có thêm ớt sẽ lâu hỏng hơn cũng như hạn chế mức độ xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng ớt giúp củng cố hệ thống miễn dịch của bạn tốt hơn.
Ăn ớt có nổi mụn không? Ớt thuộc nhóm chất kích thích. Vì vậy bạn không nên ăn nhiều ớt bởi nó có thể khiến cơ thể của bạn bốc hỏa. Thời tiết nóng bức mà bạn ăn ớt cũng khiến cơ thể khó chịu, nóng bừng lên.
Nếu bạn quá thèm ớt thì nên dùng ớt ngâm thay vì ăn ớt tươi. Ớt nên pha nước chấm chua, bởi giấm hoặc vị chua có tác dụng làm giảm nhiệt sau khi ăn. Khi vị chua và cay kết hợp lại thì có thể làm giảm tác hại của ớt lên cơ thể.
Nếu bạn buộc phải ăn ớt nên chuẩn bị nước, sữa, cháo, canh chua các loại để ăn cùng trong thời gian ăn ớt hoặc món ăn vị cay. Nó sẽ giúp bạn bớt lo sợ ăn ớt có nổi mụn không?
Ớt cay vốn là gia vị nên tuyệt đối không nên cắn miếng ớt ăn riêng trong miệng. Cách tốt nhất là bạn ăn kèm với các món ăn chính hoặc cơm. Cách này không chỉ làm giảm tác hại của vị cay tác động vào cơ thể, mà còn giúp giảm bớt sự dư nhiệt và phòng tránh táo bón.
Ăn ớt đúng cách để không ảnh hưởng tới sức khỏe
Ăn ớt có nổi mụn không là vấn đề đáng lo ngại của nhiều người. Có rất nhiều món ăn vị cay chế biến nóng, ví dụ lẩu cay. Nếu chúng ta vội vàng ăn khi thực phẩm còn nóng, không chỉ gây cảm giác vừa cay vừa nóng, mà còn có thể làm tổn hại đến thực quản, vòm họng và lưỡi. Đồng thời gây những tổn hại cho dạ dày.
Ớt vốn là gia vị rất khó tiêu hóa. Trong khi, trái cây chua lại thúc đẩy nhu động ruột và kích thích tiết dịch tiêu hóa. Từ đó có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Vì vậy ăn hoa quả kèm sau mỗi lần ăn ớt sẽ cải thiện tình hình.
Các nghiên cứu cho thấy capsaicin trong ớt có thể thúc đẩy giảm cân. Hợp chất này giúp làm giảm sự thèm ăn của bạn. Nghiên cứu khác cũng chứng minh được 10gam ớt đỏ trong bữa ăn sẽ tăng cường đốt cháy chất béo.
Tuy nhiên, không phải tất cả nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc ăn ớt đem hiệu quả đối với việc giảm cân. Nguyên nhân có thể đến từ hàm lượng ớt từ bữa ăn của chúng ta quá ít để có những tác động rõ rệt.
Vị cay trong trái ớt có thể làm bỏng da. Do đó khi ăn sẽ có hại cho vùng niêm mạc dạ dày. Đặc biệt là với những người đang bị loét dạ dày. Thêm vào đó, việc bạn ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu và tăng nguy cơ loét dạ dày.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Vitamin A đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì thị lực, chức năng hệ thần kinh và làn da khỏe mạnh. Đây là một chất chống oxy hóa làm giảm viêm. Vitamin A trong ớt rất tốt đối với sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta. Nó có lợi cho mắt, tăng cường miễn dịch và thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào.
Vừa rồi là những chia sẻ của Newway Mart liên quan đến vấn đề ăn ớt có nổi mụn không? Trước khi quyết định ăn loại thực phẩm này, bạn cần tìm hiểu cũng như cân nhắc kỹ để đảm bảo sức khỏe.