Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Ăn măng cụt có nổi mụn không? Cách ăn mang cụt tốt cho da và sức khỏe

03/02/2023 Nguồn: Cẩm nang làm đẹp Người đăng:

5/5 trong 1 Đánh giá

|
273 Lượt xem

Măng cụt được biết đến là một loại trái cây giải nhiệt thơm ngon mỗi khi hè về. Nhưng việc ăn măng cụt có nổi mụn không đang khiến nhiều người băn khoăn. Làm thế nào để ăn măng cụt vừa tốt cho sức khỏe lại đẹp da? Bài viết dưới đây của Newway Mart sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn măng cụt có bị nổi mụn không nhé.

1. Giá trị dinh dưỡng trong măng cụt

Giá trị dinh dưỡng trong măng cụt

Giá trị dinh dưỡng trong măng cụt

Tên khoa học của loại quả này là Garcinia mangostana hay còn gọi là trúc tử. Về mặt giá trị dinh dưỡng thì măng cụt là quả được xếp vào loại đặc biệt. Lý giải điều này là vì trong vỏ của măng cụt có chứa đến 40 loại kháng thể Xanthones nguồn gốc thiên nhiên. Ruột của măng cụt chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Chúng ta cùng tìm hiểu xem trong 100g quả măng cụt có chứa gì?

73 kcal

Carbohydrate: 17.91g

Chất xơ: 1.8g

Chất béo: 0.58g

Chất đạm: 0.41g

Vitamin B1, B2, B3, B5, B6

Vitamin C: 2.9mg

Canxi: 12mg

Sắt, Magie, kali, kẽm

2. Ăn măng cụt có nổi mụn không?

Ăn măng cụt có nổi mụn không?

Ăn măng cụt có nổi mụn không?

Với câu hỏi ăn măng cụt có nổi mụn không thì câu trả lời chúng tôi gửi đến bạn là KHÔNG. Măng cụt được đánh giá là chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và lượng đường tương đối lớn. Chíính vì vậy đã làm cho nhiều người lầm tưởng rằng măng cụt có thể gây nóng trong và nổi mụn nhọt trên da. Nhưng tất cả chỉ là những suy đoán của mọi người. Hiện chưa có một cơ sở khoa học chứng minh được măng cụt sẽ gây nổi mụn.

Việc ăn măng cụt có nổi mụn không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có người ăn nhiều măng cụt cũng vẫn không bị nổi mụn c gặp vấn đề gì.

3. Đang bị mụn có nên ăn măng cụt không?

Măng cụt là trái cây thơm ngon, vị ngọt kèm chút chua nhẹ tạo cho bạn cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng ăn măng cụt có nổi mụn không thì câu trả lời là không. 

Còn đối với những người đang bị mụn thì hoàn toàn có thể ăn loại quả này nhưng với một lượng vừa phải. Nếu bạn biết cách ăn, không những quả măng cụt không gây nổi mụn mà còn hỗ trợ làm đẹp da trong thời gian bị mụn.

4. Ăn măng cụt có tốt cho da mụn và sức khỏe không?

 Đang bị mụn có nên ăn măng cụt không?

Ăn măng cụt có tốt cho da mụn và sức khỏe không?

Ăn măng cụt có nổi mụn không? Dựa vào các thành phần dinh dưỡng, măng cụt có những hiệu năng sau đây:

4.1. Tốt cho hệ thần kinh

Thành phần axit trytophan trong quả măng cụt có liên hệ trực tiếp với Serotonin (dẫn truyền thần kinh quan hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng và khẩu vị). Từ đó giúp phấn chấn tinh thần.

4.2. Chống lão hóa

Ăn măng cụt có nổi mụn không? Trpng măng cụt có chứa Xanthones và catechin và 3 loại vitamin đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa da hiệu quả.

Ngoài ra, những hợp chất chống oxy hóa trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế những tế bào gây hại. Phục hồi những tế bào da bị thương tổn góp phần giảm thiểu tình trạng lão hóa da. Đem đến cho bạn một làn da trẻ trung và tràn đầy sức sống.

4.3. Phòng ngừa ung thư

Vỏ quả măng cụt có chứa hàm lượng các xanthones cao. Đây là một chất thuộc nhóm chống oxy hóa, xuất xứ từ thực vật. Chúng có công dụng kháng viêm mạnh và hỗ trợ phòng chống các tế bào ung thư.

4.4. Giúp hơi thở thơm tho

BKháng thể xanthones trong vỏ măng cụt còn có thể diệt khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt bạn sẽ giảm được mùi hôi.

4.5. Kiểm soát cơ thể

Cũng nhờ vào xanthones mà măng cụt giúp giảm cholesterol và hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Lúc này, kháng thể xanthones có trong măng cụt có tác dụng làm giảm tác động của cholesterol xấu và phòng chống béo phì hiệu quả. Vì vậy, măng cụt rất phù hợp trong việc giảm cân.

4.6. Giảm cholesterol

Kháng thể xanthones trong quả măng cụt được nghiên cứu là có tác dụng làm giảm cholesterol xấu. Ngăn ngừa sự hình thành những mảng bám nguy hiểm. Tuy nhiên, vỏ ngoài măng cụt hơi có vị đắng. Bởi vậy, trong Đông y thường kết hợp vỏ của măng cụt với một số vị khác để làm thuốc.

4.7. Trị bệnh về da

Chiết xuất vỏ quả măng cụt có công dụng điều trị hiệu quả bệnh ngoài da như chàm, viêm da, mụn trứng cá, vẩy nến, ngứa mà ít gây nên phản ứng phụ. Vì vậy bạn yên tâm về vấn đề ăn măng cụt có nổi mụn không?

5. Ăn nhiều măng cụt có tốt không? Ăn măng cụt có tác hại gì?

 Đang bị mụn có nên ăn măng cụt không?

Ăn măng cụt có tốt cho da mụn và sức khỏe không?

Mặc dù có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn chỉ nên ăn 30g măng cụt tương đương 2 quả trung bình một ngày và mỗi tuần chỉ ăn 2 – 3 lần là đủ. Nếu ăn cùng một lúc quá nhiều, măng cụt sẽ đem lại nhiều tác dụng phụ không mục tiêu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như:

5.1. Nhiễm axit lactic

Nghiên cứu tại Mỹ cho biết việc tiêu thụ măng cụt thường xuyên trong 12 tháng có khả năng nhiễm axit lactic nặng. Axit lactic sẽ tích tụ thất thường trong máu. Một số dấu hiệu để nhận biết bị nhiễm axit lactic gồm buồn nôn và cơ thể yếu. Khi không kịp điều trị có khả năng gây sốc và đe dọa đến tính mệnh.

5.2. Gây dị ứng

khi bạn ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa, phát ban ở các người nhạy cảm. Nặng hơn có thể bị sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

5.3. Khó đông máu

Hợp chất xanthone có trong măng cụt có thể gây cản trở công đoạn đông máu xảy ra bình thường. Ngoài ra, nó cũng có thể tương tác với thuốc và làm loãng máu như warfarin, gây xuất huyết tiêu hóa.

5.4. Không tốt cho quá trình trị bệnh

Măng cụt không trong quá trình xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này là do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và thoát khỏi khối u.

6. Ăn măng cụt đúng cách giúp đẹp da, giảm mụn, tốt cho sức khỏe

Ăn măng cụt đúng cách giúp đẹp da, giảm mụn, tốt cho sức khỏe

Ăn măng cụt đúng cách giúp đẹp da, giảm mụn, tốt cho sức khỏe

Bạn băn khoăn về vấn đề ăn măng cụt có nổi mụn không? Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi cách ăn măng cụt đúng cách:

6.1. Không ăn măng cụt trước bữa ăn

Vị chua của măng cụt và chứa hàm lượng axit lactic cao không tốt cho cơ thể. Đặc biệt là ăn măng cụt khi đang đói có thể khiến cho bạn bị đau dạ dày. Tốt nhất là nên sử dụng măng cụt như một món tráng miệng sau bữa ăn.

6.2. Chọn măng cụt an toàn

Để đảm bảo, bạn nên chọn những trái măng cụt tròn, kích thước nhỏ hoặc trung bình trở xuống. Những quả này phần múi có ít hạt và đặc ruột hơn. Nên chọn những trái măng cụt có vỏ hơi rám, khi nắn thấy mềm đều tay. Kiểm tra thấy hoa thị gần chóp đáy quả phân bố đều đặn, rõ ràng. Đó chính là những quả măng cụt thơm ngon mà bạn nên mua.

6.3. Ăn một lượng vừa đủ

Măng cụt khiến nhiều người thích ăn và thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Nhưng bạn nên nhớ điều này hoàn toàn không tốt cho cơ quan tiêu hóa của bạn. Vị chua cùng với hàm lượng chất xơ cao không tốt cho chúng . Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là chỉ nên ăn măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.

7. Giải đáp những câu hỏi liên quan về măng cụt

Giải đáp những câu hỏi liên quan về măng cụt

Giải đáp những câu hỏi liên quan về măng cụt

7.1. Ăn măng cụt có nóng không?

Ăn măng cụt có nó nóng không? Ăn măng cụt có nổi mụn không? Những thắc mắc này có mối liên hệ với nhau. Câu trả lời chúng tôi gửi đến bạn là KHÔNG. Trong măng cụt chứa nhiều vitamin, dưỡng chất và lượng đường tương đối lớn. Điều này đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng măng cụt có thể gây nóng. Từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn ở da.

7.2. Ăn măng cụt có béo không?

Muốn biết ăn măng cụt có béo không, đầu tiên phải xác định được trong 100g măng cụt bao nhiêu calo. Theo các trang dinh dưỡng, một quả măng cụt có chứa khoảng 30 – 40 calo, còn 100g măng cụt chỉ chứa 73 calo, không chứa cholesterol cũng như chất béo bão hòa.

Lượng calo cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường trong 1 ngày là 2.000 calo. Tương đương với mỗi bữa ăn cần nạp 667 calo (ngày 3 bữa). Nếu trong một ngày bạn ăn 15 quả măng cụt thì lượng calo nạp vào đạt khoảng 450 – 600 calo. Con số này vẫn thấp hơn nhu cầu của cơ thể cần trong 1 bữa ăn.

Do đó, có thể kết luận được rằng ăn măng cụt không béo.

7.3. Sau sinh ăn măng cụt được không?

Nhiều mẹ thắc mắc sau sinh ăn quả măng cụt được không? Mặc dù xét ở khía cạnh nào đó thì măng cụt là loại trái cây quý và bổ dưỡng. Tuy nhiên với phụ nữ sau sinh thì ngược lại. Măng cụt không tốt cho phụ nữ mang thai và phụ nữ sau khi sinh, cũng như trẻ nhỏ. Nó nằm trong danh sách những hoa quả được khuyến cáo với những người đã bị dị ứng với các loại trái cây khác.

Theo một số nghiên cứu đã cho thấy, ăn quả măng cụt không những không đảm bảo được dinh dưỡng sau sinh mà có thể gây độc hại và ức chế hoạt động hệ thần kinh trung ương. Nhất là khi sử dụng chung với những loại thảo dược khác, khả năng hấp thu cao cũng khiến cho người dùng bị buồn ngủ quá mức. Do đó, các mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên tránh loại hoa quả này.

7.4. Bầu 3 tháng ăn măng cụt được không

Bà bầu có thể ăn được măng cụt khi mang thai. Tuy nhiên, như mọi thực phẩm khác trong thời gian đầu thai kỳ, bạn chỉ nên ăn một lượng hạn chế. Thành phần dinh dưỡng của trái cây như quả măng cụt, gồm khoáng chất, vitamin và folate thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thai nhi và bảo vệ thai nhi khỏi dị tật bẩm sinh, sinh ra bất thường hay suy dinh dưỡng.

7.5. Hạt măng cụt ăn được không?

Chưa có một nghiên cứu nào công bố về độc tố có trong hạt măng cụt. Tuy nhiên khi nuốt phải hạt măng cụt thì cũng như bị nuốt phải dị vật. Bình thường nếu như dị vật mà men tiêu hóa không tiêu hóa được thì nhu động ruột vẫn có thể co bóp đẩy ra ngoài theo phân. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đường ruột không thải được dị vật và dị vật nằm trong  ruột theo thời gian có thể gây tắc ruột do viêm.

Quả măng cụt là loại trái cây thơm ngon. Vì vậy, nếu bạn bổ sung đúng cách sẽ có rất nhiều lợi ích cho cơ thể và chăm sóc da. Nếu bạn còn thắc mắc nào về vấn đề ăn măng cụt có nổi mụn không, hãy liên hệ ngay cho Newway Mart để được hỗ trợ.

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo