Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Ăn Dứa Có Nổi Mụn Không? Ăn Dứa Có Tác Dụng Gì?

01/02/2023 Nguồn: Cẩm nang làm đẹp Người đăng:

5/5 trong 4 Đánh giá

|
534 Lượt xem

Ăn dứa có nổi mụn không?” đang được xem là câu hỏi khiến rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Thực tế thì đây được xem là loại quả thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt đối với sức khỏe con người. Để giải đáp nỗi băn khoăn bị mụn có nên ăn dứa không 1 cách chi tiết nhất, bạn có thể cùng Newway Mart tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

1. Ăn dứa có nổi mụn không?

Ăn dứa có nổi mụn không?

Thưởng thức loại trái cây thơm phức

Ngoài việc tìm hiểu dứa có tính nóng hay mát thì nhiều người còn đặt ra câu hỏi ăn dứa có nổi mụn không? Dứa không có tính nóng nên khi ăn sẽ không gây nóng trong người.

Ăn dứa có nổi mụn không? Câu trả lời là không nếu bạn ăn đúng cách và đúng liều lượng phù hợp. Theo rất nhiều nghiên cứu cho thấy nếu như ăn dứa trực tiếp hoặc bôi lên da còn có tác dụng tốt trong việc cải thiện kết cấu da.

Đồng thời dứa có tác dụng giảm thiểu nếp nhăn và trị mụn trứng cá rất hiệu quả. Trong loại quả này có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Chính vì vậy khi ăn sẽ giúp làm lành những tổn thương trên bề mặt da bị viêm nhiễm rất hiệu quả.

Ngoài ra, vitamin C trong quả dứa còn giữ vai trò rất quan trọng đối với da. Đặc biệt là đối với việc hình thành collagen để cải thiện sức khỏe cho làn da.

Hy vọng với giải đáp vừa rồi bạn đã biết được ăn dứa có nổi mụn không? Bạn nên ăn đúng cách và nắm được một số ý chú để bảo vệ cho làn da của mình tốt hơn.

2. Vì sao ăn dứa lại nổi mụn?

Như đã giải thích ở trên, ăn dứa không gây ra mụn trên da. Tuy nhiên, có một số người có thể bị kích ứng hoặc dị ứng với thành phần trong dứa, chẳng hạn như enzym bromelain, làm cho da của họ trở nên nhạy cảm hoặc bị kích thích. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như kích ứng da, ngứa, phát ban hoặc mụn trên da.

Ngoài ra, mụn trên da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm stress, tiếp xúc với môi trường bẩn, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp....

3. Bị mụn có nên ăn dứa không?

 Bị mụn có nên ăn dứa không?

Loại quả nhiều người yêu thích

Dứa (hay còn có tên gọi khác là thơm) là một loại quả có mùi thơm và vị chua ngọt. Loại quả này được nhiều người yêu thích và sử dụng để chế biến món ăn hoặc làm nước ép để uống. Tuy nhiên, quả dứa có tính nóng hay mát là một điều khiến nhiều người băn khoăn.  

Các chuyên gia nhận định quả dứa không hề có tính nóng như nhiều người vẫn hay lầm tưởng. Loại quả này có tính bình, chứa nhiều chất xơ và vitamin.

Vì vậy, khi ăn dứa sẽ có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn. Nếu như ăn đúng cách, dứa còn giúp đẹp da. Nhưng nhiều người cũng băn khoăn uống nước ép dứa có nổi mụn không?

Không chỉ dùng để ăn tráng miệng, quả dứa còn đóng vai trò quan trọng khi có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Do đó, nếu bạn thích loại quả này có thể yên tâm sử dụng mà không lo nóng trong người.

4. Ăn dứa có nóng không?

Việc ăn dứa có thể gây nóng cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn ăn nhiều dứa cùng lúc. Điều này là do dứa chứa một số đường và acid có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và gây ra một số tác động như mồ hôi nhiều hơn, khó thở hoặc đau đầu. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng phổ biến và tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Ngoài ra, việc ăn dứa không gây nổi mụn trên da. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dễ bị mụn, việc ăn nhiều đường trong dứa có thể gây ra mụn trên da. Điều này xảy ra khi đường trong cơ thể tăng cao và kích thích sản xuất dầu trên da, gây nghẹt lỗ chân lông và gây ra mụn.

Vì vậy, nếu bạn không có vấn đề với đường và không có cơ địa dễ bị mụn, việc ăn dứa là an toàn và có lợi cho sức khỏe. Dứa là một nguồn dinh dưỡng tốt, giàu vitamin C, chất xơ và chứa ít calo, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.

5. Ăn dứa có tốt cho da và sức khỏe không? 

Ăn dứa có tốt cho da và sức khỏe không?

Ăn dứa có lợi cho sức khỏe

Dứa hay còn được gọi là thơm, khóm, là loại quả mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Bởi trong quả dứa có chứa hàm lượng axit hữu cơ rất dồi dào. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin C, B1, mangan khá cao. 

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng phân tích cho biết rằng, cứ 100g dứa có đến 0,08 mg vitamin B1, 0,03 mg caroten, 0,02 mg vitamin B2, 16 mg vitamin C, 16 mg ca, 25 kcal, 0,3 mg Fe, 0,07 mg Cu, 0,4g protein, 11 mg phospho, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g nước, 0,4g xơ… cùng rất nhiều các chất quan trọng khác.

Dứa được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon như dứa xào tim cật, dứa xào thịt bò, canh chua dứa cá giò, trộn gỏi dứa… và rất nhiều món ngon khác từ dứa. Không chỉ vậy, dứa còn là loại quả dùng tráng miệng, nước ép trái cây ngon ngọt, tươi mát của ngày hè. Và một điều tuyệt vời từ quả dứa chính là có tác dụng đối với sức khỏe. Ăn dứa thường xuyên và đúng cách sẽ có tác dụng ngăn ngừa, phòng trị nhiều bệnh tật như:

5.1. Hỗ trợ việc điều trị ung thư

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, trong dứa chứa chất beta – carotene. Đây là một loại hợp chất có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt ung thư kết tràng, và ung thư ruột già. Việc bổ sung dứa thường xuyên trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư hiệu quả.

5.2. Tốt cho mắt

Được biết, dứa là một trong những loại quả có lượng vitamin C khá phong phú. Hơn hết vitamin C có thể giúp cho mắt khỏe, sáng hơn. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy vitamin C trong dứa còn có thể hỗ trợ mắt sáng, ngăn ngừa được tình trạng đục thủy tinh thể.

5.3. Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong dứa có chứa một chất là Bromelain – một loại enzym có thể phân hủy và tiêu hóa protein tốt. Do đó, sau khi bạn ăn thịt hoặc những thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu thì nên ăn kèm dứa tráng miệng để giúp phân hủy lượng protein trong đường ruột. Giúp đường ruột của bạn hoạt động tốt hơn. Bromelain còn điều chỉnh hoạt động của tuyến tụy và hỗ trợ tiêu hóa. Bạn có thể giúp cho đường tiêu hóa khỏe vì dứa giúp tiêu hóa protein nhanh hơn.

5.4. Giúp xương chắc khỏe

 Ăn dứa có tốt cho da và sức khỏe không?

Ăn dứa đúng cách, đảm bảo tốt cho sức khỏe

Do trong dứa có chứa hàm lượng mangan, canxi khá dồi dào. Đây là khoáng chất rất cần thiết trong việc xây dựng các mô liên kết và xương với nhau. Chính vì vậy ăn dứa thường xuyên giúp xương chắc khỏe. Đồng thời làm giảm các cơn đau viêm khớp, bệnh gút hoặc hội chứng ống cổ tay.

5.5. Tăng cường sức đề kháng

Dứa là loại quả rất giàu thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất. Chính vì vậy nó luôn là loại thực phẩm có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Với hàm lượng vitamin và khoáng chất được nêu ở trên, ăn dứa sẽ giúp bạn chống lại bệnh đau vặt như cảm ho, sổ mũi, nhức đầu…

5.6. Tốt cho tim mạch

Một tác dụng tuyệt vời của quả dứa mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là hỗ trợ bảo vệ tim mạch tốt. Theo các chuyên gia cho biết, thường xuyên uống nước ép dứa hoặc ăn dứa sẽ cải thiện tình trạng lưu thông máu, tốt cho tim mạch. Đảm bảo lưu lượng máu ở trong hệ thống tuần hoàn.

5.7. Làm đẹp da

Các loại vitamin C cùng chất chống oxy hóa có trong dứa có thể chống lại các tổn thương trên bề mặt da do tác động của ánh nắng mặt trời, ô nhiễm. Ăn hoặc bôi dứa lên da làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá. Đồng thời cải thiện kết cấu da tổng thể.

Ngoài ra, Vitamin C trong dứa cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen và cải thiện sức khỏe của da.

6. Cách ăn dứa giúp đẹp da, hết mụn và tốt cho sức khỏe

6.1. Uống nước ép dứa

Ăn dứa có tốt cho da và sức khỏe không?

Làm đẹp da bằng quả dứa

Trong dứa có nhiều thành phần dinh dưỡng. Nó sẽ cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho da. Nhờ đó da được tái tạo và nuôi dưỡng để bạn tươi trẻ hơn mỗi ngày.

Bạn có thể sử dụng nước ép dứa nếu đang gặp tình trạng mụn trứng cá, mụn bọc. Bạn nên kiên trì dùng nước ép dứa mỗi ngày một lần để đạt kết quả tốt nhất. Nếu sử dụng đúng cách, dứa không chỉ không gây mụn mà còn tốt cho da của bạn cũng không phải lo ăn dứa có nổi mụn không?

  • Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị nửa quả dứa gọt bỏ vỏ.
  • Sau đó cho vào máy ép để ép lấy phần nước nguyên chất.
  • Với vùng da đang bị mụn, bạn hãy dùng bông thấm vào nước ép dứa và thoa lên vùng da đang mọc mụn.
  • Hãy chờ cho da khô hẳn thì làm thêm một lần nữa như thế nữa.
  • Cuối cùng để thêm khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.

6.2. Làm mặt nạ dứa kết hợp bột mì và hoa hồng trị mụn

Ngoài việc sử dụng nước ép dứa bạn còn có thể làm mặt nạ dứa kết hợp hoa hồng và bột mì.

Bạn sẽ thu được kết quả chỉ sau vài tuần áp dụng phương pháp này.

  • Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị 3 nguyên liệu trên. Dứa đem gọt bỏ vỏ,bỏ mắt và xay nhuyễn cho vào tô trộn đều lên. Trộn đều 3 nguyên liệu đó lên và bạn sẽ có một hỗn hợp sánh mịn.
  • Rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt và dùng khăn mềm để lau khô.
  • Thoa hỗn hợp vừa chuẩn bị lên da và để yên trong khoảng 20 phút. Lúc này các dưỡng chất sẽ thấm sâu vào bên trong để phục hồi da.
  • Cuối cùng, hãy rửa sạch lại mặt bằng nước ấm để đạt kết quả tốt nhất.

Với phương pháp làm đẹp da này, bạn nên áp dụng cách này khoảng 3 lần/tuần mụn sẽ mờ dần đi.

6.3. Dứa kết hợp tinh dầu bạc hà trị mụn

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến dứa

Hạn chế ăn quá nhiều dứa

Bạn cũng có thể kết hợp dứa với tinh dầu bạc hà để trị mụn ngoài 2 cách vừa nêu trên. Dứa và tinh dầu bạc hà chứa nhiều thành phần có tác dụng giúp chống oxy hóa và chống viêm vô cùng hiệu quả.

Cách làm vô cùng đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, bạn chuẩn bị vài lát dứa đã được gọt sạch vỏ.
  • Sau đó đem đi xay nhuyễn rồi cho ra một chén nhỏ, thêm vào đó vài giọt tinh dầu bạc hà vào và trộn đều lên.
  • Dùng hỗn hợp đó để thoa lên vùng da đang bị mụn và để trong khoảng 20 phút.
  • Cuối cùng, sử dụng nước ấm để rửa lại sạch mặt.

7.  Giải đáp những câu hỏi liên quan đến dứa

7.1. Ăn dứa có béo không?

Một tin vui cho các bạn chính là ăn dứa không hề béo mà còn giúp các nàng giảm cân hiệu quả. Bởi dứa là loại quá chứa năng lượng rất thấp. Thông thường 1 quả dứa chỉ chứa khoảng chừng 40%calo, còn 80% chính là nước và những hàm lượng dưỡng chất khác.

Dứa gần như không chứa chất béo cũng như lượng protein trong dứa cũng rất thấp. Vì vậy không hề ảnh hưởng đến việc tăng cân gây béo phì cho bạn nếu như ăn dứa nhiều. Hơn hết, đây là loại quả chứa nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Tạo cảm giác lâu no. Đồng thời chất xơ trong dứa còn có tác dụng điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thu carbonhydartes, thúc đẩy chuyển hóa năng lượng. Từ đó chống lại việc tích tụ chất béo trong cơ thể.

7.2. Có nên ăn dứa khi mang thai không?

Dứa tuy là giàu dinh dưỡng và vitamin nhưng với các chị mới mang thai trong 3 tháng đầu tiên thì đây là loại quả rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường được kiêng cữ rất nhiều trong ăn uống và nghỉ ngơi. Thời gian này thai mới bắt đầu hình thành nên còn rất yếu. Nếu như cơ thể dung nạp các chất lạ hoặc có hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, chị em mang thai dưới 3 tháng nên kiêng ăn dứa để đảm sức khỏe cho thai nhi. Nhưng trên 4 tháng thì có thể ăn bình thường. Tuy nhiên mẹ cần ăn với một lượng vừa phải tránh gây tác dụng ngược lại. Bà bầu ăn dứa mang đến rất nhiều tác dụng như giúp xương chắc khỏe, sáng mắt, tăng cường hệ miễn dịch, giảm buồn nôn, ốm nghén…

7.3. Ăn dứa có nóng không?

Ăn dứa không hề nóng trong người đâu nhé! Dứa có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên nhiều người lại bị nhiệt, rôm sảy sau ăn dứa bởi vì lạm dụng loại hoa quả này. Trong dứa có chất bromelain có thể gây dị ứng da đối với một số người nếu như ăn quá nhiều.

7.4. Ăn dứa có bị ho không?

Nước ép dứa có thể giúp làm dịu cơn ho và giảm cảm giác khó chịu do lượng chất nhầy ở mũi gây ra. Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm chứa bromelain, một enzyme dùng trong điều trị bệnh ho.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Newway Mart liên quan đến vấn đề ăn dứa có nổi mụn không? Hy vọng bạn đã có cho mình kiên thứ hữu ích. 

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo