Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Cẩm nang chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu khoa học nhất

01/11/2022 Nguồn: Cách chăm sóc cơ thể Người đăng:

0/5 trong 0 Đánh giá

|
461 Lượt xem

Có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé mà điều không chỉ là điều mà các mẹ bầu mà cả người làm bố và mọi người trong gia đình luôn mong muốn. Hiểu được nỗi lo với các bố mẹ bầu lần đầu làm cha mẹ còn nhiều bỡ ngỡ, thắc mắc nên Newway Mart đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất kinh nghiệm  chăm sóc bà bầu khoa học, hiệu quả và an toàn nhất ở bài viết dưới đây.

1. Sự phát triển của thai kỳ trong 3 tháng đầu và các mốc khám thai quan trọng cần để ý khi chăm sóc bà bầu 

Thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên mẹ sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý

Thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên mẹ sẽ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý

3 tháng đầu còn được gọi là kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, đây là thời kỳ mẹ bầu bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi trong cơ thể nên cần đặc biệt chú ý chăm sóc bà bầu ở giai đoạn này. Lúc này mẹ bầu có nhiều thay đổi về tâm sinh lý và cơ thể nên càng hiểu sớm thai kỳ ở giai đoạn đầu mẹ bầu sẽ đỡ mệt mỏi và dễ dàng đi qua những giai đoạn tiếp theo nhẹ nhàng hơn.

1.1. Sự hình thành và phát triển của em bé từ giai đoạn phôi thai 

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi được bắt đầu từ ki tinh trùng gặp trứng tạo thành phôi và di chuyển thành công vào cổ tử cung để làm tổ. Ở 2 tuần đầu phôi thai chỉ đạt kích thước khoảng 1-2mm, đây là lúc sợi dây trao đổi chất chính giữa mẹ và bé ( hay còn gọi là rau ) dần được thiết lập. Trong gian đoạn này bên cạnh phôi thai, túi ối và nhau thai cũng bắt đầu được hình thành. Túi ối chứa nước ối và có tác dụng bảo vệ phôi thai đang phát triển, nhau thai lại có chức năng sản xuất máu và nuôi dưỡng phôi thai.

Phôi thai có cấu tạo gồm 3 lớp 

Phôi thai có cấu tạo gồm 3 lớp 

Thông thường, một phôi thai có cấu tạo 3 lớp: lớp trong cùng, lớp giữa, lớp bên ngoài. Ở lớp trong cùng tiếp xúc với phôi gọi là lớp nội bì  sẽ phát triển thành các cơ quan bên trong cơ thể như gan, phổi, bộ máy tiêu hóa. Đến lớp tiếp theo được gọi là lớp trung bì sẽ phát triển thành các cơ quan như cơ, xương, thận, cơ quan sinh dục và tim. Ngoài cùng là lớp ngoại bì sẽ tạo thành da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.

Trong 3 tháng đầu có rất nhiều sự phát triển để tạo thành 1 em bé, một trong những hệ thống hoạt động đầu tiên hoạt động là hệ tuần hoàn cùng với cơ quan đồng hành là tim. Mẹ bầu có thể bắt đầu thấy tim em bé qua siêu âm sớm từ những tuần thứ 5 hoặc muộn hơn một chút.

Các cơ quan phát triển trong 3 tháng đầu 

Bên cạnh đó, một số cơ quan khác cũng phát triển mạnh không kém trong giai đoạn này là ống thần kinh của thai nhi. Đây là thời điểm Bộ Y tế khuyến cáo khi chăm sóc bà bầu cần chú ý bổ sung Axit folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.

Ở cuối kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, từ một chấm nhỏ xíu thai nhi sẽ phát triển đến tầm 14 gram (tương đương với một quả mận). Lúc này nhìn mẹ bầu hầu như không có gì thay đổi nhưng bên trong bụng là em bé đang lớn dần từng ngày.

1.2. Các mốc khám thai quan trọng khi chăm sóc bà bầu 

Mẹ cần nhớ các mốc khám thai quan trọng 

Theo Bác sĩ CK 2 Trần Ngọc Hải – Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, trong 3 tháng đầu mẹ bầu và người nhà nên đi siêu âm thai ở những thời điểm sau:

  • Từ 6-8 tuần: Đây là thời điểm siêu âm đầu tiên sau khi có thai, mục đích để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa, đây là thai đơn hay thai đôi, có tim thai hay chưa, cũng như tình trạng làm tổ và phát triển ban đầu của thai nhi.
  •  Từ 11-12 tuần: Đây còn được gọi là thời điểm “Sàng lọc quý I” của thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy để kiểm tra xem thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể (nguyên nhân của hội chứng Down và các bất thường khác), dị tật thai, dị dạng tim hay không. Đặc biệt với các mẹ bầu trên 35 tuổi hay gia đình có tiền sử, bệnh lý di truyền cần chú ý khi chăm sóc bà bầu.

2. Dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng đầu cần chú ý khi chăm sóc bà bầu 

Cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai 3 tháng đầu

Để chăm sóc bà bầu khi mang thai tốt nhất, bà bầu cùng gia đình cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu nguy hiểm trong thời điểm này để đưa ra được những phòng tránh cũng như giải pháp sớm nhất.

  • Xuất hiện máu ở âm đạo không rõ nguyên nhân 

Máu xuất hiện ngoài âm đạo là dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

Đây là dấu hiệu của một vài sự không ổn của thai kỳ, thường gặp nhất là thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, thai lưu… Vì vậu khi thấy chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu dù lượng nhiều hay ít, màu sắc như nào cũng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời

  • Các cơn đau quặn ở bụng dưới kèm theo đau lưng

Mẹ cần chú ý đến cơn đau quặn ở bụng dưới kèm theo đau lưng

Có nhiều nguyên nhân của dấu hiệu này nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là dọa sảy thai. Nếu cơn đau kéo dài, liên tục mẹ bầu cũng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra còn một vài dấu hiệu mà khi chăm sóc bà bầu cần lưu ý như:

  • Không cảm nhận thấy các triệu chứng khi mang thai
  • Cảm nhận được áp lực vùng chậu tăng lên
  • Thử thai âm tính
  • Dịch nhờn vùng kín tiết ra nhiều hơn bình thường 

3. Chăm sóc bà bầu và những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu 

Các cụ đã nói “có kiêng có lành” dựa theo chia sẻ và kinh nghiệm của những người đi trước và các chuyên gia, NewWay đã tổng hợp lại những kinh nghiệm chăm sóc bà bầu, những điều nên tránh trong thời kỳ nhạy cảm này.

  • Tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu 

Mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục ở thời kỳ tam cá nguyệt đầu   

Đây là thời kỳ nhạy cảm, khi thai nhi còn chưa ổn định, mỏng manh, bố mẹ bầu cần lưu ý điều này khi chăm sóc bà bầu.

  • Hạn chế sử dụng thuốc men, tiếp xúc với khói thuốc lá

Không chỉ 3 tháng đầu mà toàn bộ thai kỳ mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến con. Nếu cần thiết chỉ sử dụng khi có đơn của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần tránh một vài các tác nhân không tốt đến sức khỏe mẹ bầu như: hút thuốc và khói thuốc lá, rượu bia, các chất gây nghiện và chất có cồn, các chất tẩy rửa hay hóa chất độc hại, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.

  • Tránh tiếp xúc những yếu tố gây bất thường cho thai nhi

Đây là thời kỳ mới của cả mẹ và bé nên khi chăm sóc bà bầu cần tránh tiếp xúc với người bị hoặc nghi nhiễm trùng hoặc các bệnh dịch khác. Một số virus mà bà bầu cần tránh xa như viêm gan, thủy đậu, giang mai, herper…

Để phòng chống được các bệnh tật trong thời kỳ mang bầu hiệu quả nhất mà các mẹ bầu nên đi tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Một số mũi tiêm phòng quan trọng như sởi-quai bị-rubella, thủy đậu, viêm gan B, ho gà – uốn ván.

Ngoài ra còn một điều cũng được nhiều mẹ bầu để ý là tránh tắm nước quá nóng bởi nhiệt độ cao sẽ gia tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

4. Chế độ dinh dưỡng hiệu quả khi chăm sóc bà bầu 

Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu

Chăm sóc bà bầu khi mang thai thì không thể không chú đến chế độ dinh dưỡng không chỉ trong 3 tháng đầu mà trong suốt giai đoạn thai kỳ. Ở giai đoạn này mẹ sẽ bị ốm nghén vì thế bên cạnh việc nên hạn chế những thực phẩm làm tăng cảm giác ốm nghén, bà bầu cũng cần bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể.

4.1. Các vitamin, dưỡng chất quan trọng trong quá trình mang thai cả mẹ và bé 

  • Axit folic:

Theo tư vấn và khuyến nghị của các chuyên gia, phụ nữ nên bổ sung trước khi mang thai khoảng 3 tháng và đặc biệt cần thiết trong 3 tháng đầu thai kỳ trong việc hỗ trợ cho sự phát triển và hoàn thiện ống thần kinh của thai nhi.

Trong trường hợp thai nhi không được cung cấp đủ axit folic sẽ rất dễ có nguy cơ sinh non hoặc dị tật ống thần kình. Một vài thực phẩm giàu axit folic người chăm sóc bà bầu có thể lựa chọn như đậu, gan, trứng, bông cải xanh, măng tây, họ cam quýt và các loại quả mọng.

  • Sắt

Nên bổ sung thực phẩm giàu sắt cho mẹ bầu 

Sắt là nhân tố quan trọng trong việc sản xuất máu, nhất là trong suốt giai đoạn mang thai nhu cầu máu của bà bầu sẽ tăng nhiều hơn do việc truyền dưỡng chất để nuôi thai nhi. Nếu trong trường hợp không hấp thụ đủ sắt, mẹ bầu sẽ có các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, thiếu máu khi mang thai.

Vì vậy khi chăm sóc bà bầu, bên cạnh các loại thuốc cung cấp sắt, người nhà cũng cần để ý đến những thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, cải bó xôi, các loại nội tạng, bưởi, hạt bí, các loại đậu…

  • Canxi 

Đây là khoáng chất có vai trò trong sự phát triền xương khớp của cả mẹ và bé. Nếu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết thai nhỉ sẽ lấy canxi từ mẹ và làm mẹ có nguy cơ bị thiếu canxi và loãng xương sau sinh.

Các nguồn thực phầm có hàm lượng canxi cao có thể lựa chọn như cá, trứng, bông cải xanh, bắp cải, các loại đậu, yến mạch…

  • Vitamin B6

Đây là loại vitamin cần thiết cho bà bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu bởi Vitamin B6 giúp cải thiện tình trạng buồn nôn và ốm nghén ở mẹ bầu. Một vài loại thực phẩm hỗ trợ bổ sung vitamin có thể kể đến như ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, thịt bò, chuối, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca…

4.2. Các thực phẩm nên bổ sung trong quá trình chăm sóc bà bầu 

  • Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ giúp mẹ tiêu hóa tốt

Chất xơ giúp tiêu hóa tốt hơn, tránh táo bón, bên cạnh đó cũng giúp mẹ bầu có làn da luôn mịn màng, căng bóng. Việc bổ sung không khó kiếm vì thế mẹ bầu có thể bổ sung từ các loại đậu, rau xanh, hoa quả.

  • Thực phẩm giàu đạm, protein

Bà bầu trong giai đoạn này cần lượng lớn protein để nuôi mẹ và bé, việc sử dụng thịt heo, thịt bò nấu chín kỹ vừa an toàn ngon miệng lại vừa cung cấp đủ protein và sắt cần thiết. Tuy nhiên trong giai đoạn này , bà bầu và người thân nên hạn chế ăn hải sản, đặc biệt là phần mắt cá vì nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.

  • Sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất 

Sữa là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như đạm, chất béo và vitamin cho cơ thể. Uống 1 cốc sữa vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ mẹ bầu sẽ yên tâm không lo thiếu chất. Các loại sữa bầu, sữa tiệt trùng, sữa chua đều rất tốt cho sản phụ trong 3 tháng đầu.

4.3. Các thực phẩm khi chăm sóc bà bầu nên tránh 

  • Dứa, đu đủ, ngải cứu, rau răm, cam thảo

Đây là nhưng thực phẩm khiến tử cung co thắt mạnh hơn, dẫn đến nguy cơ gây sảy thai.

  • Sữa chưa qua tiệt trùng

Thông thường sữa chưa tiệt trùng vẫn chứa một lượng vi khuẩn, vi sinh vật nhất định gây hại cho cơ thể. Nguy hiểm ơn, chúng có thể mang những mầm bệnh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

  • Các thực phẩm cho qua làm chín kĩ

Trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu nên tránh các sản phẩm chưa được làm chín kí hay còn sống như sashimi, bò tái, trứng lòng đào vì giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh hay vi khuẩn có hại.

  • Đồ uống chứa cồn, caffeine và các chất kích thích

Mẹ cần tránh các chất kích thích để bảo vệ thai nhi   

Đây là một trong những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng khuyết tật thần kinh ở thai nhi hay các vấn đề khác liên quan đến gan, thận, dạ dày.

4.4. Thói quen sinh hoạt cần chú ý khi chăm sóc bà bầu 

  • Tập thể dục đều đặn 

Tập luyện giúp mẹ kiểm soát cơ thể tốt

Việc tập luyện thể dục cũng rất cần thiết trong hành trình thai kỳ của mẹ và bé. Tập thể dục giúp mẹ bầu kiểm soát cơ thể, sức khỏe tốt hơn, tăng cường sức bền, độ dẻo dai. Tuy nhiên nên hạn chế các bộ môn thể thao mạnh, một vài môn thể thao phù hợp với mẹ bầu như yoga nhẹ nhàng, đi bộ giúp máu huyết lưu thông, giảm tỏa căng thẳng, giảm stress hay các bài tập rèn luyện sàn chậu Kegel cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc sinh em bé.

  •  Thèm đồ ăn lạ 

Trong giai đoạn ốm nghén do cơ thể bắt đầu có những thay đổi về hormon nên bà bầu nhạy cảm với mùi đồ ăn hơn và hay thèm đồ ăn lạ như đồ chua, đồ ngọt… Tuy nhiên giai đoạn này sẽ trôi nhanh qua 3 tháng đầu nên nếu thèm một số đồ ăn không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu cũng không cần lo lắng quá.

Bên cạnh đó, khi mang thai bà bầu cũng thường xuyên bị ợ nóng, đặc biệt hiện tượng này sẽ nặng hơn vào kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Để hạn chế tình trạng này, bà bầu và người chăm sóc bà bầu có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày ra hơn, khi ăn ngồi bàn ăn và không ăn sát giờ đi ngủ để không bị đầy bụng, khó tiêu.

  •  Thư giãn 

Tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi mẹ bầu luôn trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái khi sinh con ra sẽ có gương mặt vui vẻ, hay cười hơn. Ngược lại khi mẹ cảm thấy stress, mệt mỏi, hay suy nghĩ con cũng sẽ cảm nhận được sự bất an.

Vì vậy để cách chăm sóc bà bầu tốt nhất chính là giữ cho bà bầu một tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhàng, tránh phải suy nghĩ nhiều.

4.5. Các lưu ý chăm sóc bà bầu giúp giảm tình trạng ốm nghén 

Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh nghén cho mẹ

Nghén là hiện tượng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong thời kỳ tam cá nguyệt đầu. Tùy vào cơ địa và thể trạng mỗi người mà sẽ có mẹ bầu bị nghén nặng, có mẹ sẽ trải qua rất nhẹ nhàng. 

Buồn nôn và cảm thấy cơ thể mệt mỏi là hai dấu hiệu hay gặp nhất ở hầu như 50% bà bầu. Tuy nhiên mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi đây là dấu hiệu hết sức bình thường và sẽ qua nhanh khi hết 3 tháng đầu. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà NewWay đã tổng hợp được để hành trình chăm sóc bà bầu trở nên nhẹ nhàng hơn:

  • Uống nhiều nước và uống khi cảm thấy mệt. Thời điểm này nếu không ăn được nhiều mẹ bầu có thể bổ sung nhiều nước hoa quả hơn để luôn đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể.
  • Chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá no ở mỗi bữa sẽ gây ra cảm giác đầy bụng, buồn nôn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, có mùi vị quá nồng hay đặc biệt
  •  Thức ăn và đồ uống có gừng có thể giúp ích trong giai đoạn đầu, hoặc các sản phẩm trà có mùi hương dễ chịu như trà bạc hà, hoa cúc…
  • Thực phẩm nhiều tinh bột dễ ăn khi bị nghén hơn như bánh quy, bánh nướng, bánh mì…
  • Bên cạnh đó cũng nên nhớ bổ sung các vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và bé như vitamin nhóm B, B1, B2, B6 giúp giảm nghén hiệu quả và chống thiếu hụt các dưỡng chất cơ bản.

Để đảm bảo sức khỏe cho sản phụ và thai nhi tốt nhất, cả mẹ bầu và người thân nên nắm rõ những bí kíp chăm sóc bà bầu khoa học và hiệu quả nhất. Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe ở bệnh viện, phòng khám thai sản, việc trang bị sẵn sàng cho mình những kiến thức về thai nghén là kim chỉ nam giúp mẹ bầu luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động với mọi tình huống và đưa ra những quyết định sáng suốt nhất trong cả kỳ thai sản. 

Mong là những kinh nghiệm và hướng dẫn chăm sóc bà bầuGóc sức khỏe Newway Mart tổng hợp được sẽ giúp ích cho cả các mẹ đang và sắp bước vào hành trình thiêng liêng nhất. 

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo