Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Cách chăm sóc phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả trong 3 tháng cuối

03/11/2022 Nguồn: Góc sức khỏe Người đăng:

5/5 trong 1 Đánh giá

|
788 Lượt xem

Vậy là các mẹ bầu đã xuất sắc vượt qua ⅔ chặng đường thai kỳ an toàn và hiệu quả để bước vào chặng cuối của hành trình mang thai. 3 tháng cuối được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhất nhưng cũng đầy hạnh phúc nếu mẹ và bé cùng vượt qua khỏe mạnh và an toàn. Vậy hãy để Newway Mart chỉ cho bạn cách chăm sóc phụ nữ mang thai an toàn và khoa học trong 3 tháng cuối thai kỳ.

1. Sự phát triển của thai nhi và cách chăm sóc phụ nữ mang thai vào từng tuần 

3 tháng cuối là thời điểm mẹ cảm nhận được bé rõ nhất  

Kỳ tam cá nguyệt thứ 3 được tính bắt đầu từ tuần 29 đến tuần 40, quãng thời gian này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn phụ thuộc vào thời gian chuyển dạ của mẹ. Đây được coi là một trong những giai đoạn khó khăn, mệt mỏi nhất đối với mẹ bầu khi em bé ngày càng phát triển nhanh hơn, sức ép cơ thể lên mẹ cũng nhiều hơn. 

Tuy nhiên dù mệt mỏi hơn nhưng cũng là khoảng thời gian hạnh phúc nhất khi mẹ và bé cảm nhận được nhau rõ ràng hơn qua từng tuần và từng ngày. 

1.1 Sự phát triển của thai nhi theo từng ngày 

Bé biết cựa quậy và đạp mẹ từ tuần 31 

  • Từ tuần 25, tóc bé bắt đầu dày lên, da căng bóng hơn không còn nhăn nheo và dần hoàn chỉnh hơn về cơ thể bên ngoài. 
  • Tuần 26, cơ quan thính giác trở nên nhạy bén hơn. Bé có thể nghe được các âm thanh bên ngoài và cảm nhận được khi bố mẹ trò chuyện cùng mình. Bên cạnh thính giác, thị giác của trẻ cũng dần hoàn thiện hơn và có thể chớp mở mắt. 
  • Từ tuần 27 đến tuần 30 là thời điểm phát triển của tế bào não, các khối cơ và xương khớp. Lúc này thai nhi có thể đạt 1,3kg, các bộ phận bên ngoài như da dẻ, lông mi, tóc tai, lớp mỡ dưới da hoàn thiện hơn. 
  • Trong tuần 31 đến tuần 34 là khoảng thời gian phát triển mạnh của các giác quan bên trong cơ thể. Bé bắt đầu biết cựa quậy, đạp mẹ. Lúc này mẹ có thể nói chuyện với bé nhiều hơn, cảm nhận được con rõ ràng hơn. Các cơ quan như phổi, thận, đồng tử mắt của thai nhi cũng gần như hoàn thiện.
  • Ở các tuần cuối, cân nặng và chiều dài của thai sẽ phát triển mạnh nhất. Các chi tiết trong khuôn mặt dần rõ nét hơn. Bé bắt đầu biết tự quay đầu trước khi sinh, phổi và não phát triển mạnh nhất.

Ở cuối thai kỳ, thai nhi có cân nặng đạt từ 2-3,5 kg và sẵn sàng ra môi trường bên ngoài bụng mẹ.

1.2. Cách chăm sóc phụ nữ mang thai trong thời điểm này

Do em bé ngày càng phát triển và lớn rất nhanh nên áp lực cơ thể lên mẹ cũng lớn hơn, áp lực lên cột sống khiến mẹ hay đau mỏi lưng. Hơn nữa do bị chèn ép vào phổi và cơ hoành lớn nên mẹ cũng hay bị mất ngủ. Vì thể cách chăm sóc phụ nữ mang thai thời kỳ này có thể sử dụng gối chuyên dụng để mẹ bầu ngồi nằm được dễ dàng hơn. Khi ngủ mẹ nên nghiêng sang bên trái để không bị khó thở khi ngủ cho cả mẹ và bé. 

Nên dùng gối chuyên dụng để bé nằm hoặc ngồi dễ dàng hơn

Bên cạnh đó da mẹ sẽ bắt đầu có nhiều vết rạn hơn do kích thước em bé lớn khá nhanh, tay chân bị phù nề, tuyến sữa phát triển gây đau nhức. Lúc này người thân và mẹ bầu nên sử dụng kem chống rạn đều đặn không chỉ trong 3 tháng cuối mà từ đầu thai kỳ kết hợp massage nhẹ nhàng để mẹ bầu dễ chịu hơn. 

2. Các mốc khám thai quan trọng 

Mẹ nên chú ý đi khám thai định kỳ 

Ở những tháng cuối thai kỳ có 4 đợt khám thai khi chăm sóc bà bầu cần ghi nhớ để tiện theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. 

  • Tuần 28-32: Đây là lần siêu âm tầm soát dị quý 3 của thai kỳ để phát hiện các bất thường của thai nhi trước khi bước vào quá trình chuẩn bị chuyển dạ như tắc ruột, kiểm tra tim thai, nhiễm trùng bào thai, ước tính kích thước thai nhi. Trong lần khám này mẹ bầu cũng được tiêm vắc xin uốn ván mũi thứ 2. 
  • Tuần 32-34: Bác sĩ sẽ tiến hành non-stress, để theo dõi sự phát triển của thai nhi thông qua kiểm tra tim thai và ước tính kích thước của thai nhi.
  • Tuần 34-36: Tương tự như các lần khám trước bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển và sức khỏe của mẹ và bé. 
  • Tuần 36-39:Ở những tuần cuối của thai kỳ mẹ bầu và người nhà nên đi khám thai mỗi tuần bởi đây là lúc mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. 

Bên cạnh những kiểm tra định kỳ như siêu âm, xét nghiệm máu , xét nghiệm non-stress, ở những tuần cuối bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm để đánh giá khung xương chậu để đưa ra khuyến nghị nên sinh thường hay sinh mổ. 

3. Cách chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai qua chế độ dinh dưỡng 

Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 

Chế độ không chỉ đi siêu âm theo dõi sức khỏe định kỳ mà cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu vào 3 tháng cuối cũng rất quan trọng với cả mẹ và bé. Không chỉ trong 3 tháng cuối mà trong kỳ thai sản khi chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai đều cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất như: 

  • Canxi: Canxi là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển xương khớp và răng cho bé và quá trình trao đổi dưỡng chất từ mẹ sang bé. Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 1000mg mỗi ngày. Bên cạnh các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua mẹ bầu cũng nên sử dụng các thực phẩm bổ trợ sức khỏe. 
  • DHA: Đây là chất quan trọng để trẻ phát triển não và võng mạc. 200mg mỗi ngày là lượng DHA hợp lý. Các thực phẩm giàu DHA có thể kể đến như cá chép, cá hồi.
  • Sắt: Khi em bé phát triển, nhu cầu sắt cũng tăng theo trọng lượng của bé. Mẹ bầu cần 27mg sắt mỗi ngày thông qua các thực phẩm như bánh mì, đậu, các loại quả mọng…
  • Protein: Protein là chất không thể thiếu trong sự phát triển của thai nhi và mẹ. Các thực phẩm có thể cung cấp protein cho mẹ như trứng, sữa, đậu phụ, thịt, cá..
  • Omega 3: Đây là loại chất béo tốt và cực kỳ quan trọng trong những tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đến gần ngày sinh khi chăm sóc bà bầu có thể chú ý bổ sung các chất béo tốt có trong các loại hạt bơ,dầu oliu để sản xuất sữa mẹ.

Ngoài ra một trong những cách chăm sóc phụ nữ mang thai khoa học là nên chia nhỏ các bữa ăn và không ăn quá no ở mỗi bữa. 3 tháng cuối là thời điểm mẹ bầu cần nhiều chất dinh dưỡng nhất, tuy nhiên việc ăn quá no vào một bữa sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy việc chia nhỏ các bữa ăn và thêm vào các bữa ăn nhẹ sẽ giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đủ lượng calo cần thiết. 

4. Những điều cần lưu ý trong cách chăm sóc sức khỏe khi mang thai 3 tháng cuối 

4.1. Uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày và hạn chế muối

Việc tích đủ nước trong cơ thể quan trọng để đảm bảo lượng nước ối

Gần đến giai đoạn chuyển dạ việc tích đủ nước trong cơ thể cũng rất quan trọng để đảm bảo luôn để lượng nước ối cho bé. 

Bên cạnh đó cách chăm sóc phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn muối gia vị đóng sẵn, thức ăn nhanh để tránh việc tích muối trong cơ thể. Thay vào đó mẹ bầu hãy bổ sung các loại rau xanh, đảm bảo đủ chất cho cả 2 người.

4.2. Những điều nên tránh trong 3 tháng cuối 

  • Hạn chế quan hệ vợ chồng 
  • Không nên đi xa hay tự ý lái xe trong khoảng thời gian này 
  • Hạn chế đồ ngọt và đồ ăn quá mặn 
  • Nên mặc đồ lót sáng màu

4.3. Tư thế ngủ 

Tư thế ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả bé và mẹ

Lúc này thai nhi trong bụng đang ngày càng to và chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể mẹ, sức nặng cũng lớn hơn. Vì thế tư thế nằm ngủ của bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả bé và mẹ. Tư thế nằm ngủ tốt nhất là nghiêng trái để tránh áp lực từ thai nhi lên mẹ nhiều nhất. Cách chăm sóc phụ nữ mang thai tốt nhất là nên sử dụng các loại gối dành cho bà bầu và massage cơ thể nhẹ nhàng cho bà bầu.

4.4. Vận động nhẹ nhàng 

Trong suốt thai kỳ mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng bằng cách bài tập yoga cho bà bầu, đi bộ hoặc bởi cái bài tập nhẹ để cơ thể luôn dẻo dai, tránh bị chuột rút. Gần đến những tháng cuối mẹ bầu nên tham gia các khóa học tập rặn, tập thở để quá trình sinh dễ dàng hơn. 

Mong rằng những thông tin về cách chăm sóc phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối mà NewWay chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp bạn có một kỳ thai sản mạnh khỏe nhưng vẫn nhẹ nhàng. Các mẹ hãy cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích ở chuyên mục cẩm nang làm đẹp nhé! 

 

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo