Chào mừng bạn đến với Sàn thương mại điện tử dược mỹ phẩm NewwayMart!

Ăn cơm nếp có béo không? Ăn cơm nếp có tốt không?

03/02/2023 Nguồn: Cẩm nang làm đẹp Người đăng:

0/5 trong 0 Đánh giá

|
512 Lượt xem

Cơm nếp là một món ăn sáng quen thuộc đối với nhiều người, nó không chỉ ngon mà còn giúp cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy vậy, vẫn có nhiều người băn khoăn ăn cơm nếp có béo không? Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích để giải đáp băn khoăn ấy.

1. Ăn cơm nếp có béo không?

cơm nếp được chế biến từ thành phần chính là gạo nếp, chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất,... ngoài ra còn có chất xơ nhưng không nhiều như gạo lứt.

Trong 100g gạo nếp có các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • 2,02g chất đạm
  • 1g chất xơ
  • 0.1g đường
  • 76,63g nước

Ngoài ra, gạo nếp còn có một số khoáng chất khác như: canxi, sắt, magie,...

Ăn cơm nếp có béo không

Ăn cơm nếp có béo không?

Theo các nghiên cứu thì một chén cơm nếp thông thường cung cấp khoảng 400 - 600 calo, lượng calo nhiều còn tùy thuộc vào các nguyên liệu chế biến cùng cơm nếp đậu phộng, cơm nếp dừa, cơm nếp đỗ xanh...

Dưới đây là lượng calo của một số loại cơm nếp:

  • Cơm nếp lạc : 500 calo
  • Cơm nếp gấc : 530 calo
  • Cơm nếp đậu xanh, đỗ đen : 500 calo
  • Cơm nếp cẩm: 520 calo
  • Cơm nếp sắn; 430 calo

Một chén cơm nếp không phải là thủ phạm khiến bạn béo lên hay tăng cân. Cho nên ăn cơm nếp có béo không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, đối với những bạn đang trong quá trình giảm cân thì nên hạn chế ăn cơm nếp. Vì lượng calo có trong cơm nếp khá cao so với một số món ăn khác, đặc biệt là khi ăn cơm nếp kèm thịt. 

2. Ăn cơm nếp có nóng không?

Cơm nếp được chế biến từ thành phần chính là gạo nếp nên có tính nóng, dùng nhiều sẽ khiến cho cơ thể dễ bị nóng. Khi cơ thể bị nhiệt từ bên trong sẽ tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ hơn từ đó gây nên tình trạng mụn trên da.

Chính vì vậy câu trả lời cho thắc mắc ăn cơm nếp có bị nóng không thì câu trả lời là có. Khả năng lớn là khi bạn sử dụng cơm nếp nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị nóng trong. Và khi cơ thể bị nhiệt sẽ là nguồn cơn gây tình trạng nổi mụn trên da.

Cùng với đó, đối với những người sở hữu làn da dầu dễ nổi mụn hoặc có mụn sẵn thì khi ăn cơm nếp có thể khiến vùng da mụn bị tổn thương,  gây sưng viêm, mưng mủ. Mụn sẽ gây đau rát, cơn đau lan ra diện tích rộng hơn rất lâu lành.

Do đó, dù cơm nếp là một món ăn có nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều vì có thể gây ra mụn. Thay vì ăn cơm nếp vào buổi sáng thường xuyên, bạn có thể luân phiên bằng những món ăn khác lành tính hơn. Thỉnh thoảng ăn cơm nếp để không làm cơ thể bị nóng.

Nói chung, ăn cơm nếp nhiều sẽ khiến bạn nóng trong người, sinh nhiệt và dễ nổi mụn. Đặc biệt là những người cơ địa có mụn sẵn khi ăn nhiều cơm nếp sẽ khiến cho vết mụn mưng mủ khó lành. Do đó bạn hãy hạn chế ăn cơm nếp để giữ cho cơ thể không bị nóng và da không nổi mụn nhé!

3. Người thừa cân có nên ăn cơm nếp không?

Thừa cân được xem là kẻ thù của mọi người bởi nó làm mất đi sự tự tin vốn có. Vì vậy, mỗi khi ăn uống một thực phẩm nào đó, mọi người thường quan tâm vấn đề đang bị béo phì có nên ăn chúng không? Đặc biệt là ăn cơm nếp. Theo lời khuyên của chúng tôi, bạn không nên ăn cơm nếp khi đang bị thừa cân bởi nó sẽ khiến tình trạng cân nặng của bạn trở lên tồi tệ hơn. 

4. Ăn cơm nếp có tốt không?

Cơm nếp là món ăn quen thuộc được chế biến từ gạo nếp, đặc điểm của cơm nếp là có sự kết dính các hạt lại với nhau. Người Việt chúng ta thường sử dụng cơm nếp làm món ăn sáng bởi có những lợi ích sau đây:

Khi ăn cơm nếp cơ thể chúng ta sẽ no lâu hơn là ăn gạo tẻ. 100g gạo nếp có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 344.

Trong cơm nếp có nhiều thành phần dinh dưỡng như Vitamin E, chất xơ, sắt và một số hoạt chất chống oxy hóa. Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ăn cơm nếp mang đến cho cơ thể chúng ta nguồn năng lượng dồi dào, duy trì cảm giác no lâu và ngăn chặn cảm giác thèm ăn.

Ngoài ra, những loại cơm nếp thịt, cơm nếp trứng còn cung cấp nhiều dưỡng chất như protein, canxi… cho cơ thể vừa hiệu quả lại an toàn hơn so với việc ăn bún, miến, hay phở… thường có chất bảo quản hoặc hàn the.

Cùng với đó, ăn cơm nếp còn hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, tiểu đường, rối loạn bài tiết trong cơ thể rất hiệu quả. 
Chính bởi những điều trên, cơm nếp được nhiều người lựa chọn và yêu thích so với những loại đồ ăn sáng khác.

5. Ăn nhiều cơm nếp có tốt không?

Ăn cơm nếp có béo không? Ăn nhiều cơm nếp có tốt không?

Ăn nhiều cơm nếp có tốt không?

5.1. Không tốt cho người bị dạ dày

Những người bị đau dạ dày không thích hợp ăn cơm nếp, đặc biệt là vào bữa sáng. Bởi vì đỗ xanh, gạo nếp tuy lành tính nhưng sẽ gây nên tình trạng ợ chua, khó chịu. Ảnh hưởng của việc ăn cơm nếp sẽ rõ nhất là khi ăn kèm thêm các nguyên liệu như: hành, tỏi, tiêu... sẽ làm người bệnh càng ợ chua, nóng bụng nhiều hơn.

Chính lượng tinh bột dồi dào có trong cơm nếp là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ở người bình thường, lượng men giúp tiêu hóa tinh bột khá ổn định, có thể giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi không gặp vấn đề. Tuy nhiên với người đau dạ dày, lượng enzym tiêu hóa cũng như acid dạ dày thường không ổn định.

Ngoài ra, cấu tạo tinh bột của gạo nếp là cấu tạo dạng nhánh. Vì vậy, tinh bột vào trong dạ dày thường bền, khó chia cắt khi ăn vào. Nên bệnh nhân thường có cảm giác khó tiêu và no lâu.

5.2.Tác nhân làm tăng cân nặng

Trong 1 lạng gạo nếp có tới 344 kcal. Do đặc tính dẻo, dính nên ăn đồ nếp nói chung, năng lượng nạp vào nhiều hơn khi ăn cùng số lượng tương đương với gạo tẻ. Chính vì vậy, ăn nhiều đồ nếp có thể khiến cho nhiều người bị tăng cân nhanh chóng.

5.3. Dễ gây nên tình trạng nổi mụn, nhọt, mưng mủ

Ănh nhiều cơm nếp không tốt cho cơ thể: cụ thể gây nổi mụn, thừa cân, béo phì, tăng đường huyết....

Ăn nhiều cơm nếp dễ làm mụn nhọt sưng và mưng mủ.

Cơm nếp có chứa thành phần gây nóng, vì thế khi ăn nhiều cơm nếp sẽ làm bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên ăn ít món này. Những người hay bị nổi mụn trứng cá cũng không nên ăn nhiều cơm nếp, bởi cơ địa đã bị nóng, ăn vào càng làm tăng sinh mụn.

Mặt khác, vì gạo nếp có tính ôn, ấm nên những với người có cơ địa thiên nhiệt hoặc đàm nhiệt, những người đang bị bệnh sốt, ho khạc đờm vàng, vàng da, chướng bụng cũng không nên dùng đồ làm từ gạo nếp.

Lương Y Vũ Quốc Trung cho biết, gạo nếp có thể dùng để trị cảm mạo, bồi bổ sức khỏe, nấu cháo khi bị động thai. Trong đông y, gạo nếp được khuyến cáo kiêng với những người nhiệt miệng, bị bệnh có biểu hiện sốt, chướng bụng…

5.4. Đồ nếp cùng không tốt cho người mới ốm dậy

Trong gạo nếp có chất Amylopectin khó tiêu, nên người già, người mới ốm dậy và trẻ quá nhỏ không nên ăn cơm nếp buổi sáng nhiều. Người tỳ vị quá hư nhược không nên dùng nhiều đồ nếp. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên chế biến thành cháo.

5.5. Đối với phụ nữ mang thai

Dù đồ nếp có công dụng giúp phụ nữ mang thai giảm cảm giác buồn nôn khó chịu trong thời kỳ thai nghén nhưng lại chứa hàm lượng lớn tinh bột. Vì vậy, nếu bà bầu ăn quá nhiều đồ nếp sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

6. Giải đáp những câu hỏi liên quan về cơm nếp

Giải đáp những câu hỏi liên quan về cơm nếp:

6.1. Ăn cơm nếp có giảm cân không?

Xét về mặt khoa học, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của một món ăn tới cân nặng thì cần quan tâm tới hàm lượng calo, tinh bột và đường của món ăn.

Áp dụng  nguyên lý đó để trả lời cho băn khoăn ăn cơm nếp có mập không cần biết chính xác lượng calo đã được nạp vào cơ thể trong mỗi bát cơm nếp.

Tính trung bình, cứ một gói cơm nếp sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 400 – 600 Kcal. Lượng calo này gấp nhiều lần so với 1 bát cơm chỉ khoảng 130 Kcal hay một bát phở là 350 Kcal.

Như vậy, với người đang thừa cân, béo phì hoặc trong quá trình giảm cân giữ dáng thì nên hạn chế ăn món cơm nếp.

Ăn cơm nếp có giảm cân không

Người muốn giảm cân, đang trong giai đoạn giảm cân nên hạn chế ăn cơm nếp

6.2. Bà bầu có ăn cơm nếp được không?

Câu trả lời cho thắc mắc bà bầu 3 tháng đầu ăn cơm nếp được không hay trong thời kỳ mang thai nào đều là có trong trường hợp mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh. Mẹ bầu ăn cơm nếp giúp cải thiện sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Cơm nếp cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cần thiết cho mẹ và bé.
  • Bà bầu ăn cơm nếp có thể bổ sung nhiều chất đạm, polysaccharide rất tốt.
  • Nhiều phụ nữ mang thai cũng bị thiếu sắt, thiếu canxi, trong khi gạo nếp lại có thể bổ sung đầy đủ canxi và sắt. Từ đó có thể ngăn ngừa loãng xương và ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thiếu máu - tình trạng phổ biến của bà bầu.
  • Cơm nếp chứa nhiều nguyên tố vi lượng canxi, magie, photpho rất tốt cho bà bầu và thai nhi.
  • Cơm nếp là loại thực phẩm có tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, cầm tiêu chảy, bổ can khí, đặc biệt thích hợp với phụ nữ có tính khí hư nhược, mệt mỏi, kém ngủ nhất là khi mang thai 3 tháng giữa.

6.3. Bị ho có ăn cơm nếp được không?

Cơm nếp là món ăn dân giã, quen thuộc và gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt, cơm nếp được dùng để làm món ăn sáng cho nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già.

Hiện nay, nhiều người phân vân “Người bị ho ăn cơm nếp được không?”. Để trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho hay, vẫn chưa có một tài liệu nào nói về việc người bị ho có đờm không nên ăn cơm nếp. Tuy vậy, cơm nếp thường khô cứng, khi nuốt sẽ làm đau, kích thích vùng cổ họng, khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Chính vì vậy, khi gặp vấn đề ho có đờm, người mắc nên hạn chế ăn cơm nếp.

6.4. Sau sinh ăn cơm nếp có được không?

Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, cơm nếp chế biến từ gạo nếp đúng là một thực phẩm rất giàu năng lượng, chất béo, protein, sắt, chất chống oxy hóa… nhưng cơm nếp hay đồ nếp nói chung không phù hợp với mẹ mới sinh xong. nguyên nhân là:

- Cơm nếp nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên thường bên chắc và khó chia cắt khi tiêu hóa. Khi ăn cơm nếp sẽ có cảm giác no lâu, khó tiêu, đầy hơi, ợ chua.

- Những chị em bị rạch tầng sinh môn, sinh mổ và vết mổ chưa lành khi ăn cơm nếp có thể khiến vết thương mưng mủ và khó lành hơn.

6.5. Đau dạ dày ăn cơm nếp được không?

Sau khi gạo nếp được chế biến thành cơm nếp sẽ có hàm lượng calo cao, Do đó, nếu ăn quá nhiều cơm nếp, bạn sẽ mắc phải tình trạng khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng…

Bên cạnh đó, cơm nếp còn có khả năng kích thích sự co bóp của thành dạ dày. Trong trường hợp sử dụng quá nhiều, hoạt động co bóp của dạ dày sẽ diễn ra nhiều hơn. Từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh axit dịch vị dẫn đến tình trạng dư thừa. Nếu dư thừa axit dịch vị, bệnh đau dạ dày hay nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện.

Chính vì vậy, khi bị đau dạ dày hay mắc phải một số vấn đề, bệnh lý khác có liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn nên hạn chế ăn cơm nếp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng gạo nếp để làm thành nhiều món ăn khác nhiều dinh dưỡng và tốt hơn.

6.6. Đau nhức xương khớp ăn cơm nếp được không?

Bệnh xương khớp nên kiêng ăn những gì? Đối với người bị các bệnh như thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và protein như bột nếp, bột mì và bắp vì rất dễ gây dị ứng. Những loại đồ ăn này có thể tốt cho người khác nhưng đối với người bị bệnh viêm khớp lại khiến chỗ viêm càng nặng thêm.

Đau nhức xương khớp ăn cơm nếp được không

Đối với người bị các bệnh như thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp không nên ăn cơm nếp

6.7. Tiểu đường có ăn cơm nếp được không?

Theo y học cổ truyền phương Đông, ăn cơm nếp có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn. Thế nên rất tốt với người có chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai,…Nhưng đây lại là loại thực phẩm sau khi ăn sẽ làm tăng cao lượng đường trong máu. Vậy cơm nếp có tác động như thế nào đến người tiểu đường?

Nếu ăn thường xuyên và ăn nhiều thì không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể ăn cơm nếp nhưng nên ăn với khẩu phần ít, cách xa nhau để tránh làm lượng đường trong máu tăng nhanh.

Hạn chế ăn cơm nếp buổi sáng, vì sau một khoảng thời gian dài không tiếp thu thức ăn vào cơ thể (thời gian ngủ), ăn cơm nếp sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Ăn cơm nếp nên ăn kèm với salad rau quả sẽ giúp giảm hấp thu lượng đường.

Dựa theo kết quả nghiên cứu từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mỗi một đĩa cơm nếp nhỏ sẽ cung cấp cho người ăn tới 600 calo. Lượng calo này cao hơn giá trị calo của một bát phở. Và cơm nếp được nấu từ nguyên liệu gạo nếp, một loại thực phẩm có giá trị puri không cao. Do đó, đối với câu hỏi bệnh gút có ăn được cơm nếp không, thì câu trả lời chính là “Có”.

6.8. Bị vết thương hở có ăn cơm nếp được không?

Cơm nếp là món ăn được nhiều người lựa chọn cho bữa sáng của mình với các ưu điểm nhanh, gọn, dễ ăn. Nhưng những người bị vết thương hở ăn cơm nếp được không, có ảnh hưởng gì đến vết thương không thì không phải ai cũng rõ.

Cơm nếp được làm chủ yếu từ gạo nếp. Vào các dịp lễ tết tại nước ta, những món làm từ nếp là món không thể thiếu như: bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, ,... Tuy nhiên,đây là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây sưng, mưng mủ và khó làm lành vết thương. Những vết mủ đó sẽ khiến cho da khó liền, dễ gây viêm nhiễm, là nguyên nhân hình thành sẹo làm da bạn mất tính thẩm mỹ. 

Vì vậy, khi da có vết thương hở hay phẫu thuật sẹo lồi, tốt nhất là bạn không nên ăn những món được chế biến từ gạo nếp để giảm thiểu tình trạng sẹo trên da.

7. Một vài sản phẩm giúp giảm cân, giữ dáng, đẹp da bạn có thể tham khảo

7.1. Viên uống giảm cân Puritan’s Pride Raspberry Ketones & White Kidney Bean Complex

Với các thành phần từ chiết xuất từ quả mâm xôi, đậu tây trắng mang đến những tác dụng ngăn chặn không cho cơ thể hấp thu các lipid, phá hủy các chất béo – mỡ thừa trong cơ thể, giảm cảm giác muốn ăn, từ đó hỗ trợ giảm cân nặng một cách hiệu quả – an toàn.

Giá bán: 360.000 VNĐ/ hộp 60 viên nhộng.

Viên uống giảm cân Puritan’s Pride Raspberry Ketones & White Kidney Bean Complex

Viên uống giảm cân Puritan’s Pride Raspberry Ketones & White Kidney Bean Complex

7.2. Viên uống giảm cân Gevie & Lefine Slim USA

Được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như: lá sen, quả kiwi, táo, Guarana,… . Sản phẩm có tác dụng giúp giảm cân hiệu quả ngay cả đối với những người có cơ địa khó giảm. Ngoài lợi ích chuyển hóa mỡ dư thừa thành năng lượng, viên uống Gevie & Lefine Slim USA còn bổ sung các vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể tăng cường cức đề kháng trong suốt quá trình giảm cân.

Giá bán: 1.500.000 vnđ/ hộp.

Viên uống giảm cân Gevie & Lefine Slim USA

Viên uống giảm cân Gevie & Lefine Slim USA

7.3. Trà giảm cân ChocoSlim

Thành phần chính của trà gảim cân ChocoSlim bao gồm: Sắt, canxi, photpho, Vitamin A, B1, B2,... cùng phối hợp giúp ngăn chặn quá trình oxi hóa tế bào, hạn chế tích tụ mỡ thừa cho cơ thể.

Là một trong những loại trà giảm cân được nhiều người ưa chuộm nhất hiện nay. ChocoSlim với công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa hấp thụ chất béo, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Đồng thời giúp cho người sử dụng sở hữu vóc dáng chắc khỏe, làn da láng mịn.

Giá bán: 1.100.000 vnđ/hộp

Trà giảm cân ChocoSlim

7.4. Viên uống giảm cân Rocori Cambo

Sở hữu các thành phần tốt cho sức khỏe như: Garcinia Cambogia, gạo lứt đỏ lên men, matcha, hạt Chia, tinh chất bưởi, chè vằng,… giúp phát huy tác dụng tối tuyệt vời trong việc giảm hấp thu lipid. Đồng thời, mang đến hiệu quả hữu hiệu trong giảm nguy cơ mỡ máu gây tắc nghẽn mạch máu trong cơ thể, đặc biệt cần thiết đối với những người thừa nhiều cân, béo phì. 

Giá bán: 200.000 vnđ/ hộp.

Viên uống giảm cân Rocori Cambo

7.5. Viên uống giảm cân Newslim Beauty

Với thành phần chiết xuất 100% thiên nhiên như lá sen, quả lựu, trà xanh, măng cụt,.. thực phẩm hỗ trợ giảm cân Newslim Beauty là một trong những người bạn đồng hành đáng tin cậy dành cho những ai đang có nhu cầu giảm cân, giữ dáng hoặc ngăn chặn các nguy cơ béo phì, tăng cân nhanh. Bên cạnh công dụng về giảm cân, sản phẩm còn giúp loại bỏ mỡ máu không tốt, và cung cấp lượng collagen nhất định, giúp làn da mái tóc thêm chắc khỏe, tươi tắn căng mịn hơn.

Thực phẩm hỗ trợ giảm cân Newslim Beauty

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Newway Mart về vấn đề "Ăn cơm nếp có béo không?". Hy vọng, với những kiến thức trên, bạn đã có nhiều thông tin hữu ích về loại thực phẩm này.

 

Theo dõi chúng tôi

Theo dõi chúng tôi trên

Facebook Chat
Chat Zalo